Luận Văn Tốt Nghiệp Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Giá Thể Và Chất Kích Thích Ra Rễ Đến Sự Hình Thành Cây Hom Sa Mộc Dầu

Discussion in 'Chuyên Ngành Nông Lâm' started by nhandanglv123, Sep 8, 2018.

  1. nhandanglv123

    nhandanglv123 Moderator

    [​IMG]
    Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Giá Thể Và Chất Kích Thích Ra Rễ Đến Sự Hình Thành Cây Hom Sa Mộc Dầu (Cunninghamia Konishii Hayata) Tại Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên
    Vốn được xem là "lá phổi" của trái đất, rừng có vai trò rất quan trọng trong việc duy trì cân bằng sinh thái và sự đa dạng sinh học trên hành tinh chúng ta. Bởi vậy, bảo vệ rừng và nguồn tài nguyên rừng luôn trở thành một một yêu cầu, nhiệm vụ không thể trì hoãn đối với tất cả các quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Đó là một thách thức vô cùng to lớn đòi hỏi mỗi cá nhân, tổ chức thuộc các cấp trong một quốc gia và trên thế giới nh ận thức được vai trò và nhiệm vụ của mình trong công tác phục hồi và phát triển rừng. Rừng là một hệ sinh thái mà quần xã cây rừng giữ vai trò chủ đạo trong mối quan hệ tương tác giữa sinh vật với môi trường. Rừng là hơi thở của sự sống, là một nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, nó giữ một vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển và sinh tồn của loài người. Rừng điều hòa khí hậu tạo ra oxy, điều hòa nước, ngăn chặn gió bão, chống xói mòn đất, bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường sống. Rừng còn giữ vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc phát triển kinh tế như: cung cấp nguồn gỗ, tre, nứa, đặc sản rừng, các loại động, thực vật có giá trị trong nước và xuất khẩu, ngoài ra nó còn mang ý nghĩa quan trọng về cảnh quan thiên nhiên và an ninh quốc phòng.
    • Luận văn tốt nghiệp Lâm nghiệp
    • Chuyên ngành Quản lý tài nguyên rừng
    • Người hướng dẫn khoa học: ThS. Trần Thị Hương Giang
    • Tác giả: Hoàng Phương Thảo
    • Số trang: 65
    • Kiểu file: PDF
    • Ngôn ngữ: Tiếng Việt
    • Đại học Thái Nguyên 2017
    Link Download
    http://thuvien.tuaf.edu.vn/chitiet.aspx?item_id=12977
    https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTM6cEZ3WGQHg04L1
     

Share This Page