Luận Văn Thạc Sĩ Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Lỗi Đường Truyền Lên Kết Nối Internet Qua Đường Truyền Vệ Tinh

Discussion in 'Chuyên Ngành Mạng Máy Tính' started by nhandang123, Sep 4, 2016.

  1. nhandang123

    nhandang123 Guest

    [​IMG]
    Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Lỗi Đường Truyền Lên Kết Nối Internet Qua Đường Truyền Vệ Tinh
    Người đầu tiên đã nghĩ ra vệ tinh nhân tạo dùng cho truyền thông là nhà viết truyện khoa học giả tưởng Arthur C. Clarke vào năm 1945. Ông đã nghiên cứu về cách phóng các vệ tinh, quỹ đạo của chúng và nhiều khía cạnh khác cho việc thành lập một hệ thống vệ tinh nhân tạo bao phủ thế giới. Ông cũng đề xuất việc sử dụng 3 vệ tinh địa tĩnh (geostationary) cho một hệ thống viễn thông, đủ để phủ sóng cho toàn bộ Trái Đất. Vệ tinh nhân tạo đầu tiên là SPUTNIK 1 được Liên bang Xô viết phóng lên ngày 4 tháng 10 năm 1957 đã chứng minh cho ý tưởng của Arthur C. Clarke. Sự kiện này là một là động lực thúc đẩy lớn lao đối với truyền thông vệ tinh của cả thế giới. Về mặt công nghệ, SPUTNIK không thể so sánh được với các vệ tinh hiện đại ngày nay. Nó chỉ đơn thuần phát ra các tín hiệu radio “bíp bíp” một cách đều đặn. Thế nhưng, đó quả thực là một bước tiến to lớn của con người trong việc chinh phục không gian. Chỉ ba năm sau vào năm 1960, vệ tinh ECHO của Mĩ trở thành vệ tinh truyền thông thực thụ đầu tiên của nhân loại với khả năng tiếp nhận và phản hồi lại các tín hiệu radio. Tiếp theo ECHO, vệ tinh địa tĩnh đầu tiên SYNCOM ra đời năm 1963 với ưu điểm lớn nhất là giữ được vị trí tương đối cố định so với mặt đất. Khả năng tuyệt vời này đặt nền tảng cho việc phủ sóng các chương trình thời sự toàn nước Mĩ tại thời đó.
    • Luận văn thạc sĩ Công nghệ thông tin
    • Chuyên ngành Truyền dữ liệu và Mạng máy tính
    • Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Đình Việt
    • Tác giả: Nguyễn Thị Hạt
    • Số trang: 64
    • Kiểu file: PDF
    • Ngôn ngữ: Tiếng Việt
    • Đại học Quốc gia Hà Nội 2011
    Link Download
    http://dlib.vnu.edu.vn/iii/cpro/DigitalItemViewPage.external?lang=vie&sp=1024637
    https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTM6cEZ3WGQHg04L1
     
    Last edited by a moderator: Sep 27, 2017

Share This Page