Luận Văn Tốt Nghiệp Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Phân Bón Lá Đến Sinh Trưởng Của Cây Xà Cừ (Khaya Senegalensis)

Discussion in 'Chuyên Ngành Nông Lâm' started by nhandanglv123, Jul 30, 2018.

  1. nhandanglv123

    nhandanglv123 Moderator

    [​IMG]
    Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Phân Bón Lá Đến Sinh Trưởng Của Cây Xà Cừ (Khaya Senegalensis) Giai Đoạn Vườn Ươm Tại Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên
    Xà cừ ( Khaya senegalensis) hay còn gọi là cây sọ khỉ, là một loài cây thuộc họ Xoan ( Meliaceae). Xà cừ mọc tự nhiên ở Benin, Burkina Faso, Cameroon, Cộng hòa Trung Phi, Chad, Bờ Biển Ngà, Gabon, Gambia, Ghana, Guinea, Guinea-Bissau, Mali, Niger, Nigeria, Senegal, Sierra Leone, Sudan, Togo, và Uganda. Xà cừ là loài cây có tốc độ sinh trưởng nhanh, phù hợp với cây ưa sáng, nhiệt độ trung bình, chịu được khô hạn, kém chịu rét. Thích hợp với nhiều loại đất, tốt nhất là đất phù sa. Có thể phát triển ở mọi địa hình, có khả năng chịu nắng, chịu gió bão tốt. Hạt nảy mầm khỏe, cây tái sinh chồi rất mạnh. Ở nước ta Xà cừ là loại cây công trình phổ biến. Gỗ Xà cừ để làm mặt hàng thủ công mỹ nghệ như tạc tượng, làm bàn ghế xuất khẩu đồng thời gỗ xà cừ còn được dùng trong xây dựng. Xà cừ thường được trồng thành hàng dọc các đường phố vừa làm cây xanh cảnh quan, vừa làm cây bóng mát. Cây còn được trồng dọc hàng rào để tạo bóng mát cho sân vườn biệt thự, trồng thành rừng lấy gỗ mang lại giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, trong thực tế trồng rừng cũng như trồng cây che bóng mát thì tại các thành phố lớn loài cây này được trồng nhiều trên các tuyến đường còn tại các tỉnh, địa phương khác thì chưa mấy thành công.
    • Luận văn tốt nghiệp nông nghiệp
    • Chuyên ngành Nông lâm kết hợp
    • Người hướng dẫn khoa học: TS. Dương Văn Thảo
    • Tác giả: Ngọc thị Hồng Nhung
    • Số trang: 52
    • Kiểu file: PDF
    • Ngôn ngữ: Tiếng Việt
    • Đại học Thái Nguyên 2015
    Link Download
    http://thuvien.tuaf.edu.vn/chitiet.aspx?item_id=9445
    https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTM6cEZ3WGQHg04L1
     

Share This Page