Luận Văn Tốt Nghiệp Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Phân Bón Vi Lượng Đến Sinh Trưởng, Năng Suất Và Chất Lượng Của Giống Ổi

Discussion in 'Chuyên Ngành Trồng Trọt' started by nhandanglv123, Oct 6, 2018.

  1. nhandanglv123

    nhandanglv123 Moderator

    [​IMG]
    Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Phân Bón Vi Lượng Đến Sinh Trưởng, Năng Suất Và Chất Lượng Của Giống Ổi Đài Loan Tại Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên
    Cây ổi (Pisidium guajava L.) là một loại cây ăn quả rất quen thuộc với người dân Việt Nam. Ổi được nhiều người ưu chuộng vì không những có giá trị kinh tế cao, mà còn có giá trị dinh dưỡng rất tốt. Theo Vũ Công Hậu (1996), trong thành phần dinh dưỡng của ổi có chứa tới 50 calo/100g, cao hơn dưa hấu, đu đủ; hàm lượng protein là 0,7 - 1,9 g/100g; lipit 0,26 - 0,6 g/100g; vitamin C nhiều gấp 5, 6 lần của cam, ngoài ra còn có vitamin B1, B3, vitamin A, muối khoáng, Fe, K, P, S, Ca ... (Vũ Công Hậu, 1996) [8]. Ngoài dùng ăn tươi, ổi còn được chế biến thành rất nhiều sản phẩm có giá trị như làm nước ép, mứt ổi, bánh kẹo... Đặc biệt ổi có tác dụng rất tốt trong việc chữa các bệnh về tim mạch, đường ruột cũng như có tác dụng chống ung thư. Trước đây, ở nước ta ổi thường mọc hoang hoặc trồng vườn nhà để lấy quả ăn. Ngày nay, do nhận thấy giá trị của cây ổi mang lại nên nó được trồng nhiều và phổ biến hơn ở hầu khắp các vùng trong trong cả nước. Ở các tỉnh phía bắc, cây ổi đã đem lại thu nhập không nhỏ cho cho người sản xuất tại một số vùng như Hải Dương, Thái Bình, Hà Nội, phần lớn là các giống ổi địa phương như: ổi Đào, ổi Mỡ, ổi Đông Dư, ổi Bo, ổi Trắng…tuy nhiên các giống ổi địa phương đều là giống nhiều hạt, chất lượng quả không cao.
    • Luận văn tốt nghiệp
    • Chuyên ngành Trồng trọt
    • Người hướng dẫn khoa học: TS. Dương Trung Dũng
    • Tác giả: Nguyễn Thị Liên
    • Số trang: 50
    • Kiểu file: PDF
    • Ngôn ngữ: Tiếng Việt
    • Đại học Thái Nguyên 2017
    Link Download
    http://thuvien.tuaf.edu.vn/chitiet.aspx?item_id=13488
    https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTM6cEZ3WGQHg04L1
     

Share This Page