Luận Văn Thạc Sĩ Nghiên Cứu Áp Dụng Các Kỹ Thuật Làm Giàu Kết Hợp Với Phương Pháp Điện Di Mao Quản Sử Dụng Detector

Discussion in 'Chuyên Ngành Hóa Phân Tích' started by nhandang123, Jul 7, 2017.

  1. nhandang123

    nhandang123 Guest

    [​IMG]
    Nghiên Cứu Áp Dụng Các Kỹ Thuật Làm Giàu Kết Hợp Với Phương Pháp Điện Di Mao Quản Sử Dụng Detector Đo Độ Dẫn Không Tiếp Xúc Để Xác Định Các Dạng Asen Vô Cơ
    Tình trạng ô nhiễm Asen trong nước ngầm hiện đang là mối quan tâm không chỉ Việt Nam mà còn cả trên thế giới. Tại một số vùng ở Việt Nam việc sử dụng nguồn nước ngầm có nguy cơ ô nhiễm asen làm nguồn nước sinh hoạt hàng ngày vẫn còn tiếp diễn, gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của con người. Trong nước, Asen tồn tại cả dạng vô cơ và hữu cơ với các hợp chất chủ yếu là metylasonic, dimetylasinic, asenit (As(III)) và asenat (As(V)). Tỷ lệ As(III) so với As(V) có thể dao động từ 0,1 : 1 cho đến 10 : 1 tùy vào từng vùng và tỷ lệ này thay đổi theo mùa [33]. Theo các số liệu nghiên cứu được về cơ chế giải phóng As từ trong trầm tích vào nước ngầm, môi trường nước ngầm ở Việt Nam chủ yếu có tính khử [31]. Do vậy, tiểu phần As vô cơ chủ yếu trong nước ngầm ở Việt Nam là As(III). Mặt khác, độc tính của asen phụ thuộc vào trạng thái oxi hóa của Asen, phụ thuộc vào dạng tồn tại vô cơ hay hữu cơ. Độc tính của các dạng Asen vô cơ cao hơn so với các dạng Asen hữu cơ; trong đó, độc tính của các dạng hợp chất của Asen hóa trị III cao hơn các dạng hợp chất của Asen hóa trị V[25].
    • Luận văn thạc sĩ Khoa học
    • Chuyên ngành Hóa phân tích
    • Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Ánh Hường
    • Tác giả: Đoàn Thị Hải Yến
    • Số trang: 74
    • Ngôn ngữ: Tiếng Việt
    • Đại học quốc gia Hà Nội 2015
    Link Download
    http://dlib.vnu.edu.vn/iii/cpro/DigitalItemViewPage.external?lang=vie&sp=1067314
    https://drive.google.com/uc?id=1RGohBYpkhB9ktfE7Owr8tOt20EGQeJCB
    https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTM6cEZ3WGQHg04L1
     
    Last edited by a moderator: Dec 9, 2019

Share This Page