Luận Án Tiến Sĩ Nghiên Cứu Bệnh Đốm Đen (Phaeoisariopsis Personata) Hại Lạc Tại Nghệ An

Discussion in 'Chuyên Ngành Bảo Vệ Thực Vật' started by quanh.bv, May 5, 2017.

  1. quanh.bv

    quanh.bv Guest

    [​IMG]
    Nghiên Cứu Bệnh Đốm Đen (Phaeoisariopsis Personata) Hại Lạc Tại Nghệ An
    Bệnh đốm đen do nấm Phaeoisariopsis personata (giai đoạn vô tính) hay Mycosphaerella berkeleyi (giai đoạn hữu tính) là một trong các bệnh hại lá nguy hiểm nhất đối với cây lạc trên toàn thế giới. Tại Nghệ An nói riêng và Việt Nam nói chung, bệnh đốm đen hại lạc xuất hiện và gây hại phổ biến trên đồng ruộng. Nghiên cứu được tiến hành với mục đích đánh giá được thiệt hại, mức độ đa dạng và biện pháp phòng trừ nấm P. personata gây bệnh đốm đen lạc tại Nghệ An. Nội dung chính được thực hiện bao gồm i) đánh giá mức độ phổ biến và tác hại của bệnh đốm đen hại lạc; ii) xác định danh tính của nấm dựa trên giải trình tự vùng ITS và đánh giá mức độ đa dạng di truyền của các mẫu nấm thu thập được; iii) nghiên cứu một số đặc điểm hình thái và sinh học của nấm P.personata gây bệnh đốm đen hại lạc; iv) nghiên cứu biện pháp phòng trừ bệnh đốm đen hại lạc do nấm P. personata gây ra.
    • Luận án tiến sĩ nông nghiệp
    • Chuyên ngành Bảo vệ thực vật
    • Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Văn Viên
    • Tác giả: Ngô Thị Mai Vi
    • Số trang: 230
    • Kiểu file: PDF
    • Ngôn ngữ: Tiếng Việt
    • Học viện Nông nghiệp Việt Nam 2017
    Link Download
    http://luanvan.moet.edu.vn/?page=1.32&view=28442

    https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTM6cEZ3WGQHg04L1
     
    Last edited by a moderator: Aug 15, 2017

Share This Page