Luận Án Tiến Sĩ Nghiên Cứu Biến Đổi Thảm Thực Vật Ngập Mặn Ven Biển Miền Bắc Việt Nam Trong Điều Kiện Biến Đổi

Discussion in 'Chuyên Ngành Sinh Thái Học' started by quanh.bv, Oct 9, 2017.

  1. quanh.bv

    quanh.bv Guest

    [​IMG]
    Nghiên Cứu Biến Đổi Thảm Thực Vật Ngập Mặn Ven Biển Miền Bắc Việt Nam Trong Điều Kiện Biến Đổi Khí Hậu Và Nước Biển Dâng
    - Vùng ven biển miền Bắc Việt Nam (VBMBVN) có thảm thực vật ngập mặn (TTVNM) phát triển, tuy nhiên thành phần loài cây ngập mặn thực thụ không nhiều với 15 loài thuộc 13 chi, 12 họ, trong đó đâng (R. stylosa) và trang (K. obovata) phân bố và tham gia vào nhóm loài chiếm ưu thế ở tất cả các địa điểm nghiên cứu. TTVNM có mật độ cây khoảng 7.900-10.188 cây/ha; chiều cao trung bình tương đối thấp, khoảng 2,1- 3,6 m và đường kính trung bình của thân cây khá nhỏ, khoảng 5,0-8,7 cm.
    - Mật độ, chiều cao, đường kính thân cây, chỉ số đa dạng Shannon và độ quan trọng của 2 loài chủ yếu trang (K. obovata) và đâng (R. stylosa) của TTVNM tại khu vực VBMBVN chịu sự tác động chặt chẽ của của các yếu tố khí hậu, thủy văn như nhiệt độ, lượng mưa và tần suất ngập triều (R = 0,61-0,93; p < 0,05).
    • Luận án tiến sĩ sinh học
    • Chuyên ngành Sinh thái học
    • Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Mai Sỹ Tuấn
    • Tác giả: Phạm Hồng Tính
    • Số trang: 178
    • Kiểu file: PDF
    • Ngôn ngữ: Tiếng Việt
    • Đại học Sư phạm Hà Nội 2017
    Link Download
    http://luanvan.moet.edu.vn/?page=1.13&view=29783
    https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTM6cEZ3WGQHg04L1
     

Share This Page