Luận Án Tiến Sĩ Nghiên Cứu Biện Pháp Kỹ Thuật Xử Lý Ra Hoa Sớm Cho Cây Măng Cụt (Garcinia Mangostana L.) Ở Miền Đông

Discussion in 'Chuyên Ngành Nông Lâm' started by quanh.bv, Jan 14, 2018.

  1. quanh.bv

    quanh.bv Administrator Quản Trị Viên

    [​IMG]
    Nghiên Cứu Biện Pháp Kỹ Thuật Xử Lý Ra Hoa Sớm Cho Cây Măng Cụt (Garcinia Mangostana L.) Ở Miền Đông Nam Bộ
    Đề tài được thực hiện nhằm mục đích xác định biện pháp xử lý ra hoa sớm cho cây măng cụt trong điều kiện sinh thái miền Đông Nam Bộ. Bốn thí nghiệm và một mô hình thử nghiệm đã được thực hiện trên vùng đất đỏ và đất phù sa từ năm 2013 đến năm 2016.
    Thí nghiệm 1 được thực hiện tại 2 địa điểm là Cẩm Mỹ (tỉnh Đồng Nai) và Dầu Tiếng (tỉnh Bình Dương). Trên mỗi địa điểm, thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối hoàn toàn ngẫu nhiên (RCBD). Có 4 nghiệm thức phun hóa chất sau thu hoạch để kích thích cây ra lá mới là: phun nước làm đối chứng; BAP (20 ppm); GA3 (50 ppm) và Urea (1%). Kết quả cho thấy phun BAP (20 ppm) hoặc GA3 (50 ppm) hoặc Urea (1%) hình thành được 3 đợt lá mới trong vụ so với đối chứng chỉ hình thành 2 đợt lá mới trong vụ, tỷ số C/N trong chồi thuần thục và số hoa hình thành cao hơn có ý nghĩa so với đối chứng. Phương trình hồi qui của Số hoa hình thành và tỷ số C/N trong chồi là Số hoa = 1,5926 (C/N) – 12,016 với R2 = 0,947 tại Cẩm Mỹ và Số hoa = 1,7516 (C/N) – 13,729 với R2 = 0,9509 tại Dầu Tiếng.
    • Luận án tiến sĩ nông nghiệp
    • Chuyên ngành Khoa học Cây trồng
    • Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Lê Quang Hưng TS. Bùi Xuân Khôi
    • Tác giả: Nguyễn An Đệ
    • Số trang: 229
    • Kiểu file: PDF
    • Ngôn ngữ: Tiếng Việt
    • Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh 2017
    Link Download
    http://luanvan.moet.edu.vn/?page=1.32&view=30241
    https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTM6cEZ3WGQHg04L1
     

Share This Page