Nghiên Cứu Biện Pháp Phòng Và Trị Bệnh Đầu Đen Trên Gà Cáy Củm Tại Thái NguyênChăn nuôi gia cầm là một nghề truyền thống lâu đời của người dân Việt Nam. Hiện nay chăn nuôi đang là ngành giữ vai trò quan trọng trong nền nông nghiệp ở nước ta, song song với việc chăn nuôi gia súc là để lấy thịt, sữa, da, lông… thì chăn nuôi gia cầm cũng đóng góp một phần không nhỏ trong việc cung cấp những thực phẩm giàu dinh dưỡng, làm phong phú thêm thực đơn trong mỗi bữa ăn. Ngoài ra phát triển chăn nuôi gia cầm còn mang lại hiệu quả kinh tế khá cao cho các trang trại, hộ gia đình, đồng thời giải quyết việc làm cho nhiều lao động ở nông thôn và còn là nguồn nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến, chăn nuôi gà còn tạo nguồn phân bón hữu cơ, góp phần nâng cao năng suất cây trồng. Tuy nhiên, những năm gần đây tình hình dịch bệnh xảy ra nhiều và diễn biến phức tạp. Dù chăn nuôi theo phương thức nào thì dịch bệnh cũng là một trong những yếu tố gây thiệt hại nặng nề nhất, ảnh hưởng không nhỏ đến ngành chăn nuôi. Trong đó bệnh đầu đen ở gà là một trong những bệnh thường xuyên xảy ra và gây thiệt hại lớn đến chăn nuôi gà. Đây là bệnh do ký sinh trùng gây nên. Bệnh đầu đen ở gà có tên khoa học là Histomoniasis, do một loại đơn bào Histomonas Meleagridis gây ra chủ yếu trên gà thả vườn giai đoạn 3 – 14 tuần. Bệnh gây nhiều thiệt hại, vì thường chẩn đoán sai hoặc nhầm sang bệnh cầu trùng, viêm ruột hoại tử… với tỷ lệ chết cao lên đến 80 – 90%. Luận văn tốt nghiệp Chuyên ngành Thú Y Người hướng dẫn khoa học: TS. Bùi Thị Thơm Tác giả: Vi Lan Hương Số trang: 60 Kiểu file: PDF Ngôn ngữ: Tiếng Việt Đại học Thái Nguyên 2017 Link Download http://thuvien.tuaf.edu.vn/chitiet.aspx?item_id=13472https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTM6cEZ3WGQHg04L1