Luận Án Tiến Sĩ Nghiên Cứu Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Thu Hút Dòng Vốn Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Vào Việt Nam

Discussion in 'Chuyên Ngành Tài Chính Ngân Hàng' started by admin, Dec 16, 2015.

  1. admin

    admin Thư Viện Sách Việt Staff Member Quản Trị Viên

    [​IMG]
    Trong hơn 4 thập kỷ qua cùng với xu hướng toàn cầu hóa, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã gia tăng đáng kể. Theo số liệu thống kê của Tổ chức Liên hiệp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD), dòng vốn này có xu hướng tăng lên qua các năm, năm 2012 tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của toàn cầu đạt 1.350,926 tỷ USD, trong khi đó vào năm 1970 số lượng vốn này chỉ đạt 13,346 tỷ USD (tăng gấp 144 lần). Mặt khác, khi so sánh tương quan với giá trị tổng sản phẩm quốc nội dòng vốn FDI toàn cầu trong 4 thập kỷ qua đã tăng nhanh hơn gấp 6 lần. Đối với các nước đang phát triển dòng vốn FDI cũng có sự gia tăng rất đáng kể, nếu như ở thập kỷ 90 dòng vốn FDI vào các nước này chỉ chiếm 29% tổng vốn toàn cầu thì trong thập kỷ qua con số này đã thay đổi rất nhiều, chiếm đến 46% (UNCTAD, 2013). Điều này đã cho thấy xu hướng dịch chuyển rõ rệt dòng vốn FDI trên thế giới hiện nay, đang dần chuyển sang các nước đang phát triển. Cùng với sự gia tăng về lượng vốn FDI còn được xem là công cụ quan trọng trong thúc đẩy phát triển kinh tế của rất nhiều nước trên thế giới (Wang, 2009). Nhiều chính phủ các nước phát triển cũng như các nước đang phát triển tin rằng FDI có thể giúp họ vượt qua sự trì trệ trong phát triển kinh tế và giải quyết nạn đói nghèo (Brooks et al., 2010). Theo Bwalya (2006), FDI có thể hỗ trợ cho tăng trưởng kinh tế thông qua 3 kênh: (i) hỗ trợ vốn (không liên quan đến nợ nần) nhằm tài trợ đầu tư cho nước thu hút; (ii) nâng cao trình độ kỹ thuật của nước thu hút và (iii) chuyển giao công nghệ mới cho các doanh nghiệp trong các nước này. Tầm quan trọng đối với việc gia tăng lượng vốn đầu tư nước ngoài cho phát triển kinh tế và xã hội đã dẫn đến sự cạnh tranh lớn giữa các nước, đòi hỏi chính phủ mỗi quốc gia phải đẩy mạnh xúc tiến và cải thiện môi trường đầu tư. Xu hướng này xuất hiện không chỉ ở các nước phát triển mà còn ở các nước đang phát triển trong quá trình chuyển đổi kinh tế.
    • Luận án tiến sĩ Kinh tế
    • Chuyên ngành tài chính ngân hàng
    • Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Thị Liên Hoa
    • Tác giả: Phạm Thị Quốc Hương
    • 222 Trang
    • Trường Đại Học Kinh Tế Tp Hồ Chí Minh 2014
    Link Download
    http://sdh.ueh.edu.vn/download/luan-an-tien-si/LATS-PhanThiQuocHuong.rar
    https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTM6cEZ3WGQHg04L1
     

Share This Page