Luận Văn Thạc Sĩ Nghiên Cứu Chế Tạo Phụ Gia Giảm Nhiệt Độ Đông Đặc Cho Dầu Mỡ Bôi Trơn Trên Cơ Sở Copolyme Acrylat

Discussion in 'Chuyên Ngành Hóa Hữu Cơ' started by admin, Nov 3, 2015.

  1. admin

    admin Thư Viện Sách Việt Staff Member Quản Trị Viên

    [​IMG]
    Tất cả các loại động cơ cần dầu bôi trơn để hoạt động bình thường, không bị mài mòn, ổn định với thời gian. Đối với các áp dụng dầu bôi trơn khác nhau, ví dụ chất lỏng truyền động (ATF), dầu máy, chất lỏng thủy lực… thì dầu gốc sáp là loại dầu bôi trơn được ưa chuộng nhiều hơn cả. Các loại dầu gốc sáp này cơ bản đi từ dầu mỏ và bao gồm các hydrocacbon no không chứa vòng thơm. Dầu gốc sáp, còn gọi là dầu gốc, là chất bôi trơn tốt nhất, vì chúng rất bền về mặt hóa học, bền với oxi hóa và có chỉ số độ nhớt rất tốt. Tuy nhiên dầu gốc sáp, do bản chất của nó, chứa chuôi phân tử mạch cacbon thẳng gồm từ 14 nguyên tử cacbon trở lên, thường được gọi là vật liệu sáp, có thể gây rắc rối cho khả năng bơm ở nhiệt độ thấp, khi mà chúng trở nên quá nhớt không thể chảy dễ dàng được hoặc có thể bị gel hóa và kết quả là dầu sẽ khó chuyển động hoặc không thể chuyển động qua hệ thống máy cần được bôi trơn. Một trong những phương pháp khắc phục có hiệu quả hiện tượng “đông đặc” của dầu bôi trơn ở nhiệt độ thấp là cho thêm một lượng nhỏ chất phụ gia giảm nhiệt độ đông đặc (Pour Point Depressant, PPD). Những phụ gia này còn được gọi là chất cải thiện tính chảy hoặc chất biến tính tinh thể sáp, là những phân tử polyme (copolyme) được cho vào dầu khoáng bôi trơn để cải thiện tính chảy ở nhiệt độ thấp. Ở nước ta về mùa đông, nhiệt độ thường xuống thấp dưới 15oC, gây khó khăn lớn cho dầu mỡ bôi trơn hoạt động bình thường. Hàng năm nước ta vẫn phải sử dụng một lượng ngoại tệ lớn để nhập khẩu phụ gia giảm nhiệt độ đông đặc cho các loại dầu (dầu thô khai thác và dầu mỡ bôi trơn), nhiều khi không chủ động được nguồn cung cấp. Do vậy đề tài nghiên cứu tìm ra công nghệ thích hợp chế tạo phụ gia giảm nhiệt độ đông đặc cho dầu bôi trơn, có giá cả hợp lý, chất lượng đảm bảo, tiến tới giảm thiểu và thay thế lượng phụ gia phải nhập khẩu hàng năm là rất cần thiết, có ý nghĩa khoa học, ý nghĩa kinh tế và thực tiễn cao.
    • Luận văn thạc sĩ khoa học
    • Chuyên ngành hóa hữu cơ
    • Tác giả: Trần Thị Bích Hồng
    • Hướng dẫn: Pgs. Ts. Phạm Ngọc Lân
    • Trường Đại Học Quốc Gia Hà Nội - Trường ĐH Khoa Học Tự Nhiên
    • Năm 2011
    • Số Trang: 57
    Link Download
    https://www.mediafire.com/?aegj7ih099aac3g
    https://drive.google.com/uc?id=1T6xg_bANq5USC8m4OmsrtCfXNpjFQz0J
    https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTM6cEZ3WGQHg04L1
     
    Last edited by a moderator: Nov 25, 2019

Share This Page