Luận Án Tiến Sĩ Nghiên Cứu Chế Tạo, Tính Chất Quang Của Vật Liệu Nano SnO2 Và SiO2-SnO2 Pha Tạp Eu3+

Discussion in 'Chuyên Ngành Kỹ Thuật Công Nghệ' started by Qminhanh86, Aug 18, 2018.

  1. Qminhanh86

    Qminhanh86 Member

    [​IMG]
    Chế tạo thành công vật liệu bột nano SnO2 pha tạp ion đất hiếm Eu3+ (SnO2:Eu3+) bằng phương pháp thủy nhiệt. Vật liệu bột nano SnO2:Eu3+ được hình thành có cấu trúc Rutile – Tetragonal có kích thước hạt trung bình cỡ 6,5 nm với hai dải phát xạ huỳnh quang mạnh tại bước sóng 594 và 620 nm, đặc trưng cho quá trình chuyển mức năng lượng của lớp điện tử không điền đầy 4f trong các ion Eu3+. Hai quá trình kích thích quang học gồm quá trình kích thích trực tiếp lên các tâm tạp Eu3+ và quá trình kích thích gián tiếp thông qua quá trình truyền năng lượng từ các hạt nano SnO2 đã được quan sát, phân tích và thảo luận. Cường độ huỳnh quang thu được từ quá trình kích thích gián tiếp tăng gấp nhiều lần so với kích thích trực tiếp. Sự phụ thuộc của cường độ huỳnh quang vào nồng độ pha tạp của mẫu cũng đã được nghiên cứu. Kết quả cho thấy sự phụ thuộc của cường độ huỳnh quang vào nồng độ pha tạp là khác nhau với các quá trình kích thích khác nhau. Trong quá trình kích thích trực tiếp cường độ huỳnh quang đạt cực đại cho mẫu có nồng độ 8 % mol. Trong quá trình kích thích gián tiếp, cường độ cực đại với mẫu có nồng độ 5 % mol. Điều này đã được lý giải bởi vai trò của các hạt nano SnO2 trong phân bố của các ion đất hiếm Eu3+.
    • Luận án tiến sĩ vật liệu
    • Chuyên ngành Khoa học vật liệu
    • Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trần Ngọc Khiêm, PGS.TS. Phạm Thành Huy
    • Tác giả: Bùi Quang Thanh
    • Số trang: 121
    • Kiểu file: PDF
    • Ngôn ngữ: Tiếng Việt
    • Đại học Bách khoa Hà Nội 2018
    Link Download
    http://luanvan.moet.edu.vn/?page=1.9&view=31701
    https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTM6cEZ3WGQHg04L1
     
    Last edited by a moderator: Aug 20, 2018

Share This Page