Luận Án Tiến Sĩ Nghiên Cứu Chế Tạo Vật Liệu Bạc Nano Đa Chiều Hướng Đến Ứng Dụng Trong Cảm Biến Raman Tăng Cường

Discussion in 'Chuyên Ngành Hóa Lý Thuyết Và Hóa Lý' started by admin, Oct 30, 2021.

  1. admin

    admin Thư Viện Sách Việt Staff Member Quản Trị Viên

    upload_2021-10-30_13-12-5.png
    Nghiên cứu chế tạo vật liệu bạc nano đa chiều hướng đến ứng dụng trong cảm biến Raman tăng cường tán xạ bề mặt
    Vật liệu bạc nano đa chiều ngày càng thu hút được nhiều sự chú ý do tính chất quang đặc biệt và khả năng ứng dụng trong Raman tăng cường tán xạ bề mặt (SERS). Tính chất này phụ thuộc vào kích thước và hình dạng cho nên việc chế tạo bạc nano đa chiều có kiểm soát các yếu tố này là vấn đề cần thiết. Luận án đã đề cập việc chế tạo có kiểm soát hình dạng và kích thước vật liệu bạc nano đa chiều bằng phương pháp khử hóa học một giai đoạn, tạo mầm trung gian và phương pháp quang hóa dưới sự chiếu LEDs và được phân tích bằng các phương pháp hóa lý như UV-Vis, FE-SEM, TEM, XRD, RAMAN...
    Trong phương pháp khử hóa học, trisodium citrate (TSC) và polyvinylpyrrolidone (PVP) là hai chất bảo vệ phiến nano bạc (AgNPTs). Luận án đã tìm hiểu việc chế tạo AgNPTs ở tỉ lệ R=[TSC]:[AgNO3] từ 3,8 đến 37,5 và tìm hiểu ảnh hưởng của H2O2, PVP đến sự tạo thành AgNPTs tương ứng với các tỉ lệ R. Kết quả cho thấy với R=15 là phù hợp tạo AgNPTs đồng đều với kích thước 30 nm. AgNPTs vẫn tạo thành khi R=3,8 tuy nhiên không đồng đều về kích thước. PVP làm giảm kích thước AgNPTs nhưng có độ đồng đều cao hơn, ảnh hưởng của PVP càng rõ nét khi R thấp. Ảnh hưởng của tỉ lệ R, bản chất mầm cũng được tìm hiểu trong phương pháp mầm trung gian với chất khử thứ cấp acid L-ascorbic.
    • Luận án tiến sĩ hóa học
    • Chuyên Ngành Hóa lý thuyết và hóa lý
    • Mã số: 62440119
    • Họ tên nghiên cứu sinh: Mai Ngọc Tuấn Anh
    • Khóa đào tạo: 2015
    • Hướng dẫn: Nguyễn Thị Phương Phong, Nguyễn Đại Hải
    • 186 Trang
    • File PDF-TRUE
    • ĐH Khoa Học Tự Nhiên TPHCM 2021
    Link download
    https://ir.vnulib.edu.vn/handle/VNU_HCM/7840
    https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTM6cEZ3WGQHg04L1
     

Share This Page