Luận Văn Thạc Sĩ Nghiên Cứu Chế Tạo Vật Liệu Xử Lý Asen Trong Nước Từ Phế Thải Giàu Sắt

Discussion in 'Chuyên Ngành Khoa Học Môi Trường' started by nhandang123, Jan 11, 2017.

  1. nhandang123

    nhandang123 Guest

    [​IMG]
    Nghiên Cứu Chế Tạo Vật Liệu Xử Lý Asen Trong Nước Từ Phế Thải Giàu Sắt
    Ô nhiễm kim loại nặng trong nước đang là vấn đề quan tâm của nhiều quốc gia trên thể giới, đặc biệt là các nước đang phát triển. Tại Việt Nam, nước ngầm được sử dụng làm nguồn nước sinh hoạt chính của nhiều cộng đồng dân cư. Trong những thập kỷ cuối của thế kỷ 20, UNICEF đã hỗ trợ chính phủ các nước nghèo giúp người dân tiếp cận với các nguồn nước sạch hơn là nước ngầm hút bằng giếng khoan bơm tay, để giảm tỉ lệ ốm đau do sử dụng nguồn nước mặt kém vệ sinh. Hiện nay, khoảng 20,48% dân số Việt Nam (khoảng 16,5 triệu người) đang sử dụng nguồn nước ăn từ nước giếng khoan [37, 38]. Theo một nghiên cứu của Tetsuro Agusa và các cộng sự (2014)[40], nồng độ asen trong nước ngầm ở Lý Nhân, Hà Nam là 420μg/L, ở Hoài Đức, Hà Nội là 133μg/L, cao gấp nhiều lần nồng độ asen cho phép theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt do Bộ Y Tế ban hành năm 2009 là 10μg/L (QCVN02:2009/BYT) [3], và Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm do Bộ Tài nguyên và môi trường ban hành năm 2008 là 50μg/L [2]. Sự có mặt của asen trong nước ngầm tại nhiều khu vực, nhất là vùng nông thôn tại Việt Nam đã và đang gây ra những nguy cơ cho sức khỏe con người.
    • Luận văn thạc sĩ khoa học
    • Chuyên ngành Khoa học môi trường
    • Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Mạnh Khải, TS. Phạm Thị Thúy
    • Tác giả: Đinh Văn Tuyên
    • Số trang: 97
    • Ngôn ngữ: Tiếng Việt
    • Đại học Quốc gia Hà Nội 2015
    Link Download
    http://dlib.vnu.edu.vn/iii/cpro/DigitalItemViewPage.external?lang=vie&sp=1066309
    https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTM6cEZ3WGQHg04L1
     
    Last edited by a moderator: May 27, 2018

Share This Page