Luận Án Tiến Sĩ Nghiên Cứu Chế Tạp Bột Huỳnh Quang SrPB, SrPCL Và Y2O3 Pha Tạp Eu Ứng Dụng Trong Đèn Huỳnh Quang

Discussion in 'Chuyên Ngành Khoa Học Tự Nhiên' started by quanh.bv, Feb 13, 2017.

  1. quanh.bv

    quanh.bv Guest

    [​IMG]
    Nghiên Cứu Chế Tạp Bột Huỳnh Quang SrPB, SrPCL Và Y2O3 Pha Tạp Eu Ứng Dụng Trong Đèn Huỳnh Quang
    Đã tổng hợp thành công ba hệ bột huỳnh quang: SrPB, SrPCl và Y2O3 pha tạp các ion Eu3+ và Eu2+, phát ánh sáng đỏ, xanh lam và đa màu bằng phương pháp đồng kết tủa, đồng thời đã khảo sát để tìm được điều kiện chế tạo và tỷ lệ pha tạp Eu phù hợp cho mỗi loại để thu được vật liệu có chất lượng tinh thể tốt và hiệu suất phát quang cao. Cụ thể:
    Bột huỳnh quang SrPB đa pha kết tinh tốt nhất với kích thước hạt khá đồng đều và thành phần pha cấu trúc chính Sr6P5BO20 chiếm tỷ lệ lớn khi nhiệt độ thiêu kết là 11000C. Bột SrPB pha tạp Eu3+ phát xạ ánh sáng đỏ, có cường độ mạnh nhất khi tỷ lệ pha tạp ion Eu3+ là 5%. Quá tỷ lệ này, xuất hiện hiện tượng dập tắt huỳnh quang do nồng độ. Khi nung khử bột Sr6P5BO20:Eu3+ trong môi trường khí H2/Ar, thu được bột huỳnh quang Sr6P5BO20 pha tạp Eu2+. Bột Sr6P5BO20 pha tạp Eu2+ cho phát xạ xanh lam, với cường độ mạnh khi được thiêu kết và nung - khử ở nhiệt độ 11000C, với nồng độ pha tạp Eu2+ là 1% . Có thể tạo vật liệu phát xạ đa màu (xanh lam và đỏ) trên cùng một nền Sr6P5BO20 bằng việc thiêu kết và nung - khử Sr6P5BO20:Eu3+ ở nhiệt độ 11000C, với nồng độ pha tạp cao là 15% Eu, tuy nhiên cường độ phát xạ (do đó hiệu suất huỳnh quang) của vật liệu ở chế độ này chưa cao.
    • Luận án tiến sĩ Vật liệu
    • Chuyên ngành Vật liệu quang học quang điện tử và quang tử
    • Người hướng dẫn khoa học: PGS TS Phạm Thành Huy, TS Nguyễn Đức Trung Kiên
    • Tác giả: Lê Tiến Hà
    • Số trang: 130
    • Kiểu file: PDF
    • Ngôn ngữ: Tiếng Việt
    • Đại học Bách khoa Hà Nội 2016
    Link Download
    http://luanvan.moet.edu.vn/?page=1.9&view=27161

    https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTM6cEZ3WGQHg04L1
     

Share This Page