Luận Án Tiến Sĩ Nghiên Cứu Chiết Tách Một Số Hoạt Chất Trong Củ Tam Thất Trồng Ở Sapa, Việt Nam Và Khả Năng Ứng Dụng

Discussion in 'Chuyên Ngành Kỹ Thuật Công Nghệ' started by quanh.bv, Aug 8, 2017.

  1. quanh.bv

    quanh.bv Guest

    [​IMG]
    Nghiên Cứu Chiết Tách Một Số Hoạt Chất Trong Củ Tam Thất Trồng Ở Sapa, Việt Nam Và Khả Năng Ứng Dụng
    Đây là nghiên cứu đầy đủ về thành phần dinh dưỡng (protein, lipid, carbohydrate, amino axit, axit béo, các nguyên tố đa lượng và vi lượng, phenol tổng, flavonoid tổng và saponin) của ba loài tam thất ở Sapa, Lào Cai, Việt Nam. Ngoài ra, cao chiết tổng và cao phân đoạn củ tam thất hoang có hoạt tính kháng sinh đối với một số vi sinh vật kiểm định và hoạt tính gây độc tế bào mạnh. Từ đó đánh giá được chất lượng cây tam thất hoang (Panax stipuleanatus) so với hai loài tam thất khác (Panax bipinnatifidus, Panax notoginseng).
    Thiết lập được qui trình chiết tách cao chiết tổng trong củ tam thất hoang, lượng cao thu được là 15,00 ± 0,02%. Từ cao chiết tổng, đã tinh sạch và xác định cấu trúc của sáu hợp chất trong củ tam thất hoang là stigmasterol (T1), axit 5-dodecenoic (T2), stipudiol (T4), 5-hydroxymetylfurfural (T5), panaxytriol (T6) và đặc biệt có một chất mới là Heptadeca-8-en-4,6-diyne-3,10-diol (T3). Trong đó, T3, T4 và T6 có hoạt tính gây độc tế bào trên dòng tế bào KB. Ngoài ra, độc tính cấp của bột củ tam thất trên chuột thí nghiệm đã được nghiên cứu và đưa ra ngưỡng khuyến cáo sử dụng hợp lý 0,16g/kg/ngày.
    • Luận án tiến sĩ kỹ thuật
    • Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm
    • Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Hà Duyên Tư, PGS.TS. Đặng Ngọc Quang
    • Tác giả: Nguyễn Quang Tuyển
    • Số trang: 160
    • Kiểu file: PDF
    • Ngôn ngữ: Tiếng Việt
    • Đại học Bách Khoa Hà Nội 2017
    Link Download
    http://luanvan.moet.edu.vn/?page=1.9&view=29228
    https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTM6cEZ3WGQHg04L1
     

Share This Page