Hiện nay, với sự phát triển của nền khoa học kỹ thuật, các yêu cầu về kết cấu ngày càng cao, dần hình thành xu hướng giảm khối lượng kết cấu mà vẫn đủ điều kiện làm việc. Điển hình, thay vì sử dụng những vật liệu thường có độ bền thấp, chúng ta dần chuyển sang sử dụng những vật liệu có độ bền cao hơn. Điều đó giúp cho yêu cầu về chiều dày vật liệu giảm, dẫn đến giảm kích thước và khối lượng của sản phẩm mà vẫn đảm bảo điều kiện làm việc. Chiều dày vật liệu để chế tạo sản phẩm lúc này có thể mỏng đến 1mm, thậm chí mỏng hơn nhiều. Tấm mỏng có ứng suất và biến dạng rất lớn trong quá trình hàn, đặc biệt chúng rất dễ bị cháy thủng. Đó thực sự là một khó khăn khi chúng ta hàn tấm mỏng. Bài toán đặt ra lúc này cần phải giải quyết đó là tìm ra chế độ, công nghệ hàn phù hợp với những vật liệu tấm mỏng đó. Hàn tấm mỏng là một thuật ngữ không còn quá xa lạ, nhưng các nghiên cứu tìm ra chế độ, công nghệ hàn phù hợp với những tấm mỏng đó còn rất nhiều hạn chế. Đặc biệt đối với những tấm cực mỏng (có thể nhỏ hơn 0.1mm) thì việc xác định chế độ hàn phù hợp là thực sự khó khăn. Luận văn thạc sĩ kỹ thuật Chuyên ngành Kỹ thuật cơ khí Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Bùi Văn Hạnh Tác giả: Nguyễn Siêu Mạnh Số trang: 120 Kiểu file: PDF Ngôn ngữ: Tiếng Việt Đại học Bách khoa Hà Nội 2016 Link Download http://dlib.hust.edu.vn/handle/DHBKHN_123456789/5652https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTM6cEZ3WGQHg04L1