Luận Án Tiến Sĩ Nghiên Cứu Đa Bội In Vitro Cây Sâm Ngọc Linh (Panax Vietnamensis Ha Et Grushv.)

Discussion in 'Chuyên Ngành Sinh Lý Thực Vật' started by quanh.bv, Jan 4, 2025.

  1. quanh.bv

    quanh.bv Administrator Quản Trị Viên

    upload_2025-1-4_3-36-42.png
    1. Tối ưu hóa nguồn vật liệu cho sự phát sinh phôi soma và phôi thứ cấp. Trong ba nguồn vật liệu: mảnh lá, cuống lá và rễ thì thì sự phát sinh phôi soma tốt nhất là mẫu mảnh lá trên môi trường MS có 0,5 mg/L NAA và bổ sung 0,5 mg/L 2,4-D. Đối phôi soma, số lượng phôi phát sinh cao nhấ ở mẫu phôi hình cầu trên môi trường MS có chứa 0,5 mg/L NAA và bổ sung kết hợp 0,7 mg/L 2,4-D với 0,1 mg/L TDZ.
    2. Phôi hình cầu cho phát sinh phôi biến dị ở tất cả các nồng độ và thời gian thí nghiệm. Số phôi biến dị hình thành cao nhất khi xử lý colchicine với nồng độ 0,5% - 0,7% trong 48 giờ. Tăng nồng độ và thời gian xử lý colchicine làm giảm tỷ lệ sống của mẫu cấy và số lượng phôi thứ cấp nhưng làm tăng tỷ lệ hình thành phôi thứ cấp bất thường. Kết quả xác định mức độ đa bội cho thấy nồng độ colchicine ở 0,3% đến 0,5% trong 48 giờ cho tỷ lệ tứ bội cao (22,22 - 25,92%).
    3. Kết quả cũng cho thấy thể tứ bội (2n = 48) có kích thước khí khổng lớn hơn, mật độ khí khổng thấp hơn, mật độ lục lạp trong khí khổng dày hơn, sinh trưởng tốt hơn so với thể lưỡng bội (2n = 24).
    • Luận án tiến sĩ sinh học
    • Chuyên ngành Sinh lý học thực vật
    • Người hướng dẫn: GS.TS Dương Tấn Nhựt 2. TS. Trần Quế
    • Tác giả: Lê Thị Diễm
    • Số trang: 147
    • Kiểu file: PDF_TRUE
    • Ngôn ngữ: Tiếng Việt
    • Học viện khoa học và Công nghệ 2023
    Link Download
    https://luanvan.moet.gov.vn/?page=1.13&view=42569
    https://drive.google.com/file/d/15SSjRM3OT6YA1hHNd8CotnvmTnPfLnU1
    https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTM6cEZ3WGQHg04L1
     
    Last edited: Jan 11, 2025 at 12:43 AM

Share This Page