Luận Văn Thạc Sĩ Nghiên Cứu Đa Dạng Thành Phần Loài Của Nấm Rễ Nội Cộng Sinh (Arbuscular Mycorrhiza)

Discussion in 'Chuyên Ngành Vi Sinh Vật Học' started by dhoang637, Jul 28, 2019.

  1. dhoang637

    dhoang637 Member

    [​IMG]
    Nghiên Cứu Đa Dạng Thành Phần Loài Của Nấm Rễ Nội Cộng Sinh (Arbuscular Mycorrhiza) Trong Đất Trồng Ngô
    Nấm rễ nội cộng sinh (AMF - Arbuscular Mycorrhizal Fungi) là một nhóm nấm có lợi trong đất và sống cộng sinh trong rễ của thực vật bậc cao. Đây là quần hợp nấm - thực vật được biết nhiều nhất và đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của thực vật cũng như hệ sinh thái. AMF được phát hiện từ ít nhất 400 triệu năm trước, có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển, sinh sản của cả thực vật và nấm. Đây được xem là nhóm vi sinh vật chủ yếu tồn tại ở rễ và đất của cây trồng, được tìm thấy trong hầu hết các sinh cảnh trên toàn thế giới và trong khoảng 90% các loài thực vật [74]. Mặc dù là nội cộng sinh bắt buộc nhưng mối quan hệ giữa nấm và thực vật được được coi là mối quan hệ “Hội sinh”, do nó mang lại lợi ích cho cả vật chủ và nấm. Trước hết, nấm nhận được các sản phẩm quang hợp từ thực vật bằng cách sống cố định trong rễ của chúng và sau đó phát triển mạng lưới hệ sợi nấm trong vùng bầu rễ để tạo thuận lợi cho việc hấp thụ các chất dinh dưỡng và cung cấp các chất có lợi khác cho vật chủ, cạnh tranh với các vi khuẩn trong đất khác, đồng thời giúp thực vật tăng khả năng lấy nước và chất dinh dưỡng như phốt pho, lưu huỳnh, nitơ và các vi chất dinh dưỡng từ các sợi nấm tạo ra ngoài vùng rễ.
    • Luận văn thạc sĩ sinh học
    • Chuyên ngành Vi sinh vật học
    • Người hướng dẫn: TS. Lê Thị Hoàng Yến, TS. Mai Thị Đàm Linh
    • Tác giả: Lưu Thị Dung
    • Số trang: 74
    • Kiểu file: PDF
    • Ngôn ngữ: Tiếng Việt
    • Đại học Khoa Học Tự Nhiên 2018
    Link Download
    http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/62642
    https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTM6cEZ3WGQHg04L1
     
    Last edited by a moderator: Jul 29, 2019

Share This Page