Luận Văn Thạc Sĩ Nghiên Cứu Đặc Điểm Cấu Trúc Và Tái Sinh Tự Nhiên Của Một Số Thảm Thực Vật Phục Hồi Sau Nương Rẫy

Discussion in 'Chuyên Ngành Khoa Học Tự Nhiên' started by quanh.bv, Feb 5, 2017.

  1. quanh.bv

    quanh.bv Guest

    [​IMG]
    Nghiên Cứu Đặc Điểm Cấu Trúc Và Tái Sinh Tự Nhiên Của Một Số Thảm Thực Vật Phục Hồi Sau Nương Rẫy Tại Phường Ngọc Xuân, Thành Phố Cao Bằng, Tỉnh Cao Bằng
    Rừng vốn được mệnh danh là “lá phổi” của trái đất, rừng có vai trò rất quan trọng trong việc duy trì cân bằng sinh thái và sự đa dạng sinh học trên hành tinh chúng ta. Trong thực tế rừng đã đem lại lợi ích vô cùng to lớn: cung cấp gỗ, củi, là nơi cư trú của các loài động vật, thực vật, dự trữ các nguồn gen quý hiếm, điều hòa khí hậu, nguồn nước, hạn chế và ngăn chặn xói mòn, lũ lụt, gió bão, bảo vệ sức khỏe con người…
    Tuy nhiên trong vài thập kỷ gần đây diện tích rừng đã bị thu hẹp một cách đáng kể do nhiều nguyên nhân như: cháy rừng do tự nhiên hoặc con người, do chiến tranh, do áp lực về dân số của các vùng tăng nhanh, nghèo đói, người dân sinh kế chủ yếu dựa vào khai thác tài nguyên rừng … gây hậu quả nghiêm trọng cho các vùng sinh thái. Trên thế giới ban đầu diện tích rừng chiếm 6 tỉ ha trên bề mặt trái đất, diện tích này còn 4,4 tỉ ha năm 1958 đến năm 1973 còn 3,8 tỉ ha. Hiện nay diện tích rừng còn khoảng 2,9 tỉ ha. Các nhà khoa học đã dự báo rằng hàng năm trên thế giới bị mất 16,7 triệu ha rừng. Nếu tiếp tục đà này trong vòng 166 năm nữa, trên trái đất sẽ không còn rừng
    • Luận văn thạc sĩ sinh học,
    • Chuyên ngành sinh thái học
    • Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Lê Ngọc Công
    • Tác giả: Hoàng Thị Hương Lý
    • Số trang: 112
    • Kiểu file: PDF
    • Ngôn ngữ: Tiếng Việt
    • Đại học Thái Nguyên 2015
    Link Download
    http://tailieudientu.lrc.tnu.edu.vn...n-thanh-pho-cao-bang-tinh-cao-bang-50957.html

    https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTM6cEZ3WGQHg04L1
     

Share This Page