Bể Cửu Long nằm trên thềm lục địa phía nam Việt Nam, cấu tạo nên bể bao gồm các thành tạo đá móng trước Kainozoi và các thành tạo lớp phủ tuổi Kainozoi. Tổng hợp và phân tích kết quả nghiên cứu về kiến trúc, địa tầng và kiến tạo của các nhà khoa học khác nhau cho thấy bể trong quá trình hình thành và phát triển đã chịu tác động của các pha tách giãn và nén ép khác nhau. Dưới sự tác động của các pha tách giãn kết hợp với quá trình sụt lún đã hình thành nên các đứt gãy thuận, các bán địa hào và trầm tích được lấp đầy các bán địa hào đó. Dưới sự tác dụng của các pha nén ép đã hình thành nên các đứt gãy nghịch, nếp uốn và trầm tích bị nâng lên bào mòn hoặc gián đoạn trầm tích. Luận văn thạc sĩ dầu khí Chuyên ngành Kỹ thuật Dầu khí Người hướng dẫn khoa học: TS. Phạm Huy Long Tác giả: Nguyễn Vũ Minh Thiên Số trang: 85 File PDF-TRUE Ngôn ngữ: Tiếng Việt Đại học Bách khoa TP. Hồ Chí Minh 2017 Link Download https://drive.google.com/file/d/1nKTMkOk5uIJR8PIFiNVHSeZJitL611Oahttps://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTM6cEZ3WGQHg04L1