Nghiên Cứu Đặc Điểm Nông Sinh Học Của Giống Cam V2 Tại Thái NguyênCây ăn quả có múi là loài cây quan trọng của nhiều nước trên thế giới và được sản xuất với khối lượng lớn nhất trong các loại cây ăn quả (khoảng 100 triệu tấn/năm) [16]. Ở Việt Nam cây có múi cũng được coi là một loại cây ăn quả quan trọng , chủ lực để phát triển một nền nông nghiệp hàng hóa . Diêṇ tích cây ăn quả có múi nước ta hiện nay (theo Tổng cục thống kê năm 2011) [17]khoảng 138.000 ha vớ i sản lươṇ g hàng năm khoảng 1.350.000 tấn, tâp̣ trung chủ yếu ở miền Nam , chiếm 70%, khoảng 91.250 ha và sản lượng 1.010.000 tấn; miền Bắc chỉ có 47.000 ha và sản lượng 340.000 tấn. Trong số 47.000 ha cây có múi ở miền Bắc, các tỉnh miền núi phía Bắc (gồm Đông Bắc và Tây bắc) chiếm 18.625 ha, trong đó các tỉnh có diện tích lớn là: Hà Giang, Tuyên Quang, Yên Bái và Lạng Sơn [16]. Việt Nam nằm ở trung tâm phát sinh nhiều cây ăn quả có múi, cùng với sự phân hóa cao địa hình tạo nên những tiểu vùng sinh thái đa dạng có thể phát triển được nhiều giống cây ăn quả có múi đặc sản. Cùng với nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhu cầu tiêu dùng quả có múi cung chưa đủ cầu, hàng năm nước ta phải nhập khẩu một lượng hoa quả từ Trung Quốc và một số nước khác[16]. Luận văn tốt nghiệp nông nghiệp Chuyên ngành Nông lâm kết hợp Người hướng dẫn khoa học: TS. Trần Công Quân Tác giả: Lò Văn Sung Số trang: 59 Kiểu file: PDF Ngôn ngữ: Tiếng Việt Đại học Thái Nguyên 2015 Link Download http://thuvien.tuaf.edu.vn/chitiet.aspx?item_id=9251https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTM6cEZ3WGQHg04L1