Nghiên Cứu Đặc Điểm Sinh Học Của Cây Thông Pà Cò (Pinus Kwangtungensis Chun Ec Tsiang ) Tại Khu Bảo Tồn Thiên Nhiên Phia Oắc - Phia Đén Huyện Nguyên Bình - Tỉnh Cao BằngViệt Nam được coi là một trong những trung tâm ĐDSH của vùng Đông Nam Á. Từ kết quả nghiên cứu về khoa học cơ bản trên lãnh thổ Việt Nam, nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước đều nhận định rằng Việt Nam là một trong 10 quốc gia ở Châu Á và một trong 16 quốc gia trên thế giới có tính đa ĐDSH cao do có sự kết hợp của nhiều yếu tố. Tuy nhiên, tài nguyên rừng Việt Nam đã và đang bị suy thoái nghiêm trọng do nhiều các nguyên nhân khác nhau như nhu cầu lâm sản ngày càng tăng, việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất, khai thác quá mức, không đúng kế hoạch, chiến tranh,… Theo số liệu mà Maurand P. công bố trong công trình “Lâm nghiệp Đông Dương” thì đến năm 1943 Việt Nam còn khoảng 14,3 triệu ha rừng tự nhiên với độ che phủ là 43,7% diện tích lãnh thổ. Quá trình mất rừng xảy ra liên tục từ năm 1943 đến đầu những năm 1990, đặc biệt từ năm 1976 -1990 diện tích rừng tự nhiên giảm mạnh, chỉ trong 14 năm diện tích rừng giảm đi 2,7 triệu ha, bình quân mỗi năm mất gần 190 ngàn ha (1,7%/năm) và diện tích rừng giảm xuống mức thấp nhất là 9,2 triệu ha với độ che phủ 27,8% vào năm 1990 (Trần Văn Con, 2001). Việc mất rừng, độ che phủ giảm, đất đai bị suy thoái do xói mòn, rửa trôi, sông hồ bị bồi lấp, môi trường bị thay đổi, hạn hán lũ lụt gia tăng, ảnh hưởng lớn đến mọi mặt đời sống của nhiều vùng dân cư. Mất rừng còn đồng nghĩa với sự mất đi tính đa dạng về nguồn gen động thực vật. Luận văn tốt nghiệp Lâm nghiệp Chuyên ngành Lâm nghiệp Người hướng dẫn khoa học: ThS La Quang Độ Tác giả: Đinh Duy Định Số trang: 54 Kiểu file: PDF Ngôn ngữ: Tiếng Việt Đại học Thái Nguyên 2015 Link Download http://thuvien.tuaf.edu.vn/chitiet.aspx?item_id=8812https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTM6cEZ3WGQHg04L1