Luận Án Tiến Sĩ Nghiên Cứu Đặc Điểm Sinh Học Và Biện Pháp Quản Lý Sâu Đục Củ Khoai Lang Nacoleia Sp

Discussion in 'Chuyên Ngành Bảo Vệ Thực Vật' started by quanh.bv, Nov 17, 2018.

  1. quanh.bv

    quanh.bv Administrator Quản Trị Viên

    [​IMG]
    Nghiên Cứu Đặc Điểm Sinh Học Và Biện Pháp Quản Lý Sâu Đục Củ Khoai Lang Nacoleia Sp. (Lepidoptera Crambidae) Tại Huyện Bình Tân, Tỉnh Vĩnh Long
    Đề tài “Nghiên cứu đặc điểm sinh học và biện pháp quản lý sâu đục củ khoai lang Nacoleia sp. (Lepidoptera: Crambidae) tại huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long” được thực hiện từ năm 2014-2016 với mục tiêu tìm ra biện pháp quản lý sâu đục củ khoai lang theo hướng an toàn và thân thiện với môi trường. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng:
    Sự điều tra được thực hiện bằng hình thức phỏng vấn 97 nông hộ đang canh tác khoai lang theo phiếu câu hỏi đã được soạn sẵn. Hầu hết nông hộ được điều tra (99,1%) canh tác giống khoai Tím Nhật. Nông dân canh tác khoai lang cho rằng sâu đục củ khoai lang là đối tượng gây hại quan trọng nhất trên khoai lang với mức độ gây thiệt hại trung bình là 20,3%. Tất cả nông hộ được phỏng vấn đã sử dụng 22,8 lần thuốc bảo vệ thực vật hóa học để phòng trừ sâu bệnh hại trong một vụ khoai lang, trong đó, thuốc trừ sâu được sử dụng trung bình 15,9 lần. Trong điều kiện ngoài đồng, sâu đục củ khoai lang bắt đầu gây hại từ thời điểm 58 ngày sau khi trồng và tỷ lệ gây hại cao nhất là 69% ở thời điểm 91 ngày sau khi trồng.
    • Luận án tiến sĩ nông nghiệp
    • Chuyên ngành Bảo vệ Thực vật
    • Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Lê Văn Vàng, PGS.TS. Lê Vĩnh Thúc
    • Tác giả: Nguyễn Thị Hồng Lĩnh
    • Số trang: 140
    • Kiểu file: PDF
    • Ngôn ngữ: Tiếng Việt
    • Đại học Cần Thơ 2018
    Link Download
    http://luanvan.moet.edu.vn/?page=1.13&view=32111
    https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTM6cEZ3WGQHg04L1
     

Share This Page