Luận Án Tiến Sĩ Nghiên Cứu Đặc Điểm Sinh Vật Học, Sự Phát Sinh Gây Hại Và Biện Pháp Quản Lý Tổng Hợp Rầy Nâu Nhỏ

Discussion in 'Chuyên Ngành Bảo Vệ Thực Vật' started by quanh.bv, Jul 1, 2016.

  1. quanh.bv

    quanh.bv Guest

    [​IMG]
    Nghiên Cứu Đặc Điểm Sinh Vật Học, Sự Phát Sinh Gây Hại Và Biện Pháp Quản Lý Tổng Hợp Rầy Nâu Nhỏ Laodelphax Striatellus (Fallén) Hại Lúa Tại Hưng Yên
    Thông qua kết quả điều tra diễn biến tình hình phát sinh gây hại của rầy nâu nhỏ Laodelphax striatellus (Fallén) ở Hưng Yên trong năm 2012 và 2013, đã xác định được trong mỗi vụ lúa rầy nâu nhỏ đều hình thành một cao điểm mật độ gây hại lúa giai đoạn trỗ - chín sữa, ở giai đoạn này rầy nâu nhỏ chiếm tỷ lệ cao hơn so với rầy nâu và rầy lưng trắng. Đã tiến hành nghiên cứu các đặc điểm hình thái, sinh vật học, sinh thái học của rầy nâu nhỏ L. striatellus. Đã xác định rầy nâu nhỏ có tỷ lệ gia tăng quần thể cao, các yếu tố như mùa vụ, chân đất, mật độ cây, giống lúa có ảnh hưởng tới mật độ của chúng. Tập đoàn thiên địch bắt mồi của rầy nâu nhỏ gồm 16 loài và xác định điểm sinh vật học cơ bản của bọ xít mù xanh Cyrtorhinus lividipennis Reuter, một loài thiên địch có tiềm năng cao trong hạn chế số lượng rầy nâu nhỏ trên đồng ruộng.
    • Luận án tiến sĩ nông nghiệp,
    • Chuyên ngành Bảo vệ thực vật
    • Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Nguyễn Văn Đĩnh, PGS.TS. Trần Đình Chiến
    • Tác giả: Trần Quyết Tâm
    • Số trang: 208
    • Kiểu file: PDF
    • Ngôn ngữ: Tiếng Việt
    • Học viện Nông nghiệp Việt Nam 2014
    Link Download
    http://luanvan.moet.edu.vn/?page=1.32&view=24437

    https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTM6cEZ3WGQHg04L1
     
    Last edited by a moderator: Aug 15, 2017

Share This Page