Luận Văn Tốt Nghiệp Nghiên Cứu Đặc Điểm Tái Sinh Cây Bương Lông Điện Biên (Dendrocalamus Giganteus)

Discussion in 'Chuyên Ngành Nông Lâm' started by khanhceovn, Jul 31, 2018.

  1. khanhceovn

    khanhceovn Member

    [​IMG]
    Nghiên Cứu Đặc Điểm Tái Sinh Cây Bương Lông Điện Biên (Dendrocalamus Giganteus) Tại Một Số Tỉnh Miền Núi Phía Bắc
    Tái sinh rừng là một quá trình sinh học mang tính đặc thù của hệ sinh thái rừng, biểu hiện đặc trưng của hệ sinh thái rừng là sự xuất hiện của một thế hệ cây non của những loài cây gỗ ở những nơi còn hoàn cảnh rừng ( hoặc mất rừng chưa lâu ), dưới tán rừng, lỗ trống trong rừng, trên đất rừng sau khai thác, trên đất rừng sau đốt nương làm rẫy,…Vai trò lịch sử của thế hệ cây non này là thay thế thế hệ cây già cỗi. Theo nghĩa đơn thuần thì tái sinh cây rừng là sự ra hoa, kết quả và sinh sản của cây rừng để bảo tồn và phát triển từ thế hệ này sang thế hệ khác. Xét về bản chất khoa học, tái sinh cây rừng diễn ra với 3 hình thức : tái sinh hạt, tái sinh chồi và tái sinh thân ngầm. Mỗi hình thức tái sinh trên đều có quy luật riêng và trải qua nhiều giai đoạn khác nhau. Riêng đối với các loài tre nứa tái sinh cây rừng chủ yếu bằng thân ngầm. Quá trình tái sinh bằng thân ngầm diễn ra hàng năm. Mặc dù vậy, qua một số năm, các loài tre nứa cũng trở lại tái sinh bằng hạt, đó là hiện tượng tre nứa bị khuy. Đối với mỗi loài cây, trước khi nghiên cứu các phương thức tác động để đạt được kết quả như mong muốn thì trước tiên phải tìm hiểu về loài cây đó, về tất cả các yếu tố khác nhau trong đời sống của cây.
    • Luận văn tốt nghiệp Lâm nghiệp
    • Chuyên ngành Lâm nghiệp
    • Người hướng dẫn khoa học: ThS. Đặng Thị Thu Hà, TS. Nguyễn Anh Dũng
    • Tác giả: Phạm Mạnh Chiến
    • Số trang: 71
    • Kiểu file: PDF
    • Ngôn ngữ: Tiếng Việt
    • Đại học Thái Nguyên 2015
    Link Download
    http://thuvien.tuaf.edu.vn/chitiet.aspx?item_id=9076
    https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTM6cEZ3WGQHg04L1
     
    Last edited by a moderator: Aug 2, 2018

Share This Page