Luận Án Tiến Sĩ Nghiên Cứu Đặc Tính Hóa Lý Của Màng Thụ Động Cr(III) Trên Lớp Mạ Kẽm Và Khả Năng Bảo Vệ Chống Ăn Mòn

Discussion in 'Chuyên Ngành Hóa Lý Thuyết Và Hóa Lý' started by quanh.bv, Jul 4, 2016.

  1. quanh.bv

    quanh.bv Guest

    [​IMG]
    Nghiên Cứu Đặc Tính Hóa Lý Của Màng Thụ Động Cr(III) Trên Lớp Mạ Kẽm Và Khả Năng Bảo Vệ Chống Ăn Mòn
    Lớp mạ kẽm là một trong những lớp mạ được sử dụng rộng rãi nhất để bảo vệ cho các chi tiết, cấu kiện sắt thép trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau. Tuy nhiên, lớp mạ kẽm bị ăn mòn khá nhanh trong không khí ẩm. Vì vậy, để cải thiện khả năng bảo vệ chống ăn mòn của lớp mạ kẽm, nhiều phương pháp xử lý bề mặt khác nhau được sử dụng: thụ động cromat, photphat hóa và các lớp phủ hữu cơ… Trong đó, phổ biến nhất là phương pháp thụ động cromat hóa [1-4]. Màng thụ động cromat hình thành khi nhúng lớp mạ kẽm vào dung dịch có chứa axit cromic hay các muối của nó [3,4]. Màng thụ động được tạo thành bao gồm hỗn hợp các ôxit, các hyđrôxit kẽm, crom, các muối và phức chất của chúng. Phương pháp cromat hóa có rất nhiều ưu điểm: độ bền chống ăn mòn cao, có khả năng tạo nhiều màu sắc khác nhau (trắng, cầu vồng, đen, ôliu), tạo độ bám dính tốt cho các lớp phủ hữu cơ, có khả năng tự sửa chữa, công nghệ đơn giản, giá thành thấp…[3-5]. Tùy theo màu sắc, màng thụ động có chiều dày dao động từ 100 đến 1500 nm [6, 7]
    • Luận án tiến sĩ hóa học
    • Chuyên ngành Hóa lý thuyết và Hóa lý
    • Người hướng dẫn khoa học: TS. Lê Bá Thắng, PGS. TS. Lê Kim Long
    • Tác giả: Nguyễn Thị Thanh Hương
    • Số trang: 154
    • Kiểu file: PDF
    • Ngôn ngữ: Tiếng Việt
    • Học viện Khoa học và Công nghệ 2016
    Link Download
    http://luanvan.moet.edu.vn/?page=1.13&view=26164
    https://drive.google.com/uc?id=16FzS_de60DDWNnaDgR9DzO6ULl5xiFJ0
    https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTM6cEZ3WGQHg04L1
     
    Last edited by a moderator: Nov 27, 2019

Share This Page