Luận Văn Thạc Sĩ Nghiên Cứu Đặc Tính Hóa Sinh Dược Của Cặn Chiết N-Hexan Ở Cây Rau Dền Cơm (Amaranthus Viridis L.)

Discussion in 'Chuyên Ngành Sinh Học Thực Nghiệm' started by nhandanglv123, Nov 4, 2018.

  1. nhandanglv123

    nhandanglv123 Moderator

    [​IMG]
    Nghiên Cứu Đặc Tính Hóa Sinh Dược Của Cặn Chiết N-Hexan Ở Cây Rau Dền Cơm (Amaranthus Viridis L.)
    Việt Nam là nước nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nên có thảm thực vật phong phú. Nước ta là một trong 16 quốc gia có tính đa dạng sinh học cao nhất trên thế giới. Về thực vật, theo số liệu thống kê gần đây thì có khoảng 12.000 loài thực vật, nhưng chỉ có khoảng 10.500 loài đã được mô tả, đã có khoảng 3.200 loài được dùng trong các bài thuốc y học cổ truyền [3]. Rau dền là tên gọi chung để chỉ các loài trong Chi Dền, ở Việt Nam thường được sử dụng làm rau ăn. Chi Dền gồm những loài đều có hoa không tàn, một số mọc hoang dại nhưng nhiều loài được sử dụng làm lương thực, rau, cây cảnh ở các vùng khác nhau trên thế giới. Chi Dền được cho là có nguồn gốc ở Trung Mỹ và Nam Mỹ nhưng khoảng 60 loài với khoảng 400 giống của nó hiện diện khắp thế giới, cả vùng có khí hậu ôn đới lẫn nhiệt đới. Y học cổ truyền phương Đông sử dụng dền để làm thuốc. Ở Việt Nam, dền đỏ được dùng trong các bài thuốc có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, sát trùng, trị độc; dền cơm dùng trong các bài thuốc chữa táo bón, nhức đầu, chóng m t; dền gai là một vị thuốc trị rết cắn, ong đốt, mụn nhọt, lị...
    • Luận văn thạc sĩ Sinh học
    • Chuyên ngành Sinh học thực nghiệm
    • Người hướng dẫn khoa học: TS. Trần Thị Phương Liên, TS. Cao Thị Huệ
    • Tác giả: Phạm Mạnh Hùng
    • Số trang: 52
    • Kiểu file: PDF
    • Ngôn ngữ: Tiếng Việt
    • Đại học sư phạm Hà Nội 2 2017
    Link Download
    http://thuvien.hpu2.edu.vn/index.php?language=vi&nv=tailieu&op=Triet-hoc/Aristote-13593
    https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTM6cEZ3WGQHg04L1
     

Share This Page