Luận Văn Thạc Sĩ Nghiên Cứu, Đánh Giá Tác Động Của Biến Đổi Khí Hậu Đến Các Đặc Trưng Mùa Lũ Đầu Nguồn Sông Cửu Long

Discussion in 'Chuyên Ngành Biến Đổi Khí Hậu' started by nhandanglv123, Jul 28, 2019.

  1. nhandanglv123

    nhandanglv123 Moderator

    [​IMG]
    Nghiên Cứu, Đánh Giá Tác Động Của Biến Đổi Khí Hậu Đến Các Đặc Trưng Mùa Lũ Đầu Nguồn Sông Cửu Long, Vùng Đồng Tháp Mười - Tứ Giác Long Xuyên
    Đồng bằng sông Cửu Long là vùng châu thổ phì nhiêu lớn nhất nước ta, được hình thành bởi bồi đắp phù sa của sông Mê Công trong hàng triệu năm. ĐBSCL là vùng đất có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế cả về nông nghiệp, công nghiệp, thủy sản và du lịch sinh thái. ĐBSCL bao gồm phần đất thuộc 13 tỉnh, thành phố: Long An, Đồng Tháp, Tiền Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh, Bến Tre, An Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang và thành phố Cần Thơ. Theo kết quả thống kê năm 2015, ĐBSCL có diện tích đất tự nhiên khoảng 3.757.600 ha. Dân số khoảng 17,590 triệu người, mật độ dân số khoảng 494 người/km2 [6]. ĐBSCL, được cung cấp nước ngọt, nuôi dưỡng, phát triển bởi phù sa của sông Mê Công bồi đắp và tiến ra biển hàng chục cm mỗi năm. Sông Mê Công khi về đến PhnomPenh (Campuchia) được chia thành hai nhánh: Bên phải là sông Bassac (vào Việt Nam gọi là Hậu Giang hay sông Hậu) và bên trái là Mê Công (vào Việt Nam gọi là Tiền Giang hay sông Tiền), cả hai đều chảy vào khu vực đồng bằng châu thổ rộng lớn Nam Bộ Việt Nam mà trước hết là khu vực Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên và khu vực giữa hai sông, được người dân Nam Bộ gọi là VĐNSCL.
    • Luận văn thạc sĩ môi trường
    • Chuyên ngành Biến đổi khí hậu
    • Người hướng dẫn: TS. Hoàng Anh Huy, PGS. TS. Trần Hồng Thái
    • Tác giả: Phạm Hồng Phong
    • Số trang: 99
    • Kiểu file: PDF
    • Ngôn ngữ: Tiếng Việt
    • Đại học Khoa Học Tự Nhiên 2017
    Link Download
    http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/62654
    https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTM6cEZ3WGQHg04L1
     

Share This Page