Luận Văn Thạc Sĩ Nghiên Cứu Đề Xuất Một Số Giải Pháp Phát Triển Loài Tre Mai Xanh (Dendrocalamus Latiflorus) Lấy Măng

Discussion in 'Chuyên Ngành Nông Lâm' started by nhandanglv123, Jul 13, 2018.

  1. nhandanglv123

    nhandanglv123 Moderator

    [​IMG]
    Nghiên Cứu Đề Xuất Một Số Giải Pháp Phát Triển Loài Tre Mai Xanh (Dendrocalamus Latiflorus) Lấy Măng Ở Huyện Trấn Yên, Tỉnh Yên Bái
    Các loài tre trúc nói chung thuộc họ phụ tre (Bambusoideae), họ hòa thảo (Poaceae), là loại lâm sản quan trọng đứng thứ 2 sau gỗ, phân bố trong một số trạng thái rừng tự nhiên vùng nhiệt đới và á nhiệt đới, hiện nay đã được gây trồng rộng rãi ở khá nhiều nơi. Ngày nay người ta đã thống kê được tre trúc có hơn 30 công dụng, trong đó chủ yếu làm nguyên liệu để sản xuất các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, làm vật liệu xây dựng, chế biến giấy, sợi và làm thực phẩm. Măng tre trúc nói chung từ lâu đã trở thành nguồn thực phẩm ưa dùng của người dân Việt Nam nhất là những người dân miền núi. Măng là thực phẩm có hàm lượng các chất dinh dưỡng rất cao, trong măng có đầy đủ các chất như protein, gluxit, muối khoáng, vitamin... Lượng chất béo trong măng thấp nên rất phù hợp với những người có chế độ cần ăn ít lipit. Ngày nay măng được sử dụng như một loại thực phẩm sạch của thiên nhiên. Hàng năm trên thế giới tiêu thụ khoảng 5 triệu tấn măng, Việt Nam ước tính tiêu thụ khoảng 500.000 tấn măng tươi các loại mỗi năm. Nguồn thực phẩm sạch này chủ yếu do người dân vào rừng thu hái đem về bán làm ảnh hưởng rất lớn đến diện tích và trữ lượng rừng.
    • Luận văn thạc sĩ lâm nghiệp
    • Chuyên ngành Lâm nghiệp
    • Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Huy Sơn
    • Tác giả: Nguyễn Cảnh Hiếu
    • Số trang: 112
    • Kiểu file: PDF
    • Ngôn ngữ: Tiếng Việt
    • Đại học Thái Nguyên 2015
    Link Download
    http://thuvien.tuaf.edu.vn/chitiet.aspx?item_id=8906
    https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTM6cEZ3WGQHg04L1
     

Share This Page