Luận Án Tiến Sĩ Nghiên Cứu Giống Lúa Thơm Trong Điều Kiện Phèn Và Phèn Mặn

Discussion in 'Chuyên Ngành Khoa Học Cây Trồng' started by admin, Apr 7, 2021.

  1. admin

    admin Thư Viện Sách Việt Staff Member Quản Trị Viên

    [​IMG]
    Cây lúa mùa ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) thường được canh tác ở những vùng nhiễm phèn, mặn nhưng chỉ trổ được ở mùa vụ có thời gian chiếu sáng ngày ngắn. Vì vậy, việc làm mất ảnh hưởng của quang kỳ trên các giống lúa mùa nhưng vẫn duy trì được tính thích nghi, có phẩm chất gạo thơm ngon và chống chịu được phèn, mặn là yêu cầu cấp thiết hiện nay nhằm phục vụ cho sản xuất ở các vùng đất nhiễm phèn, mặn ở ĐBSCL, đặc biệt, trong điều kiện hạn hán gần như xuất hiện mỗi năm làm đất canh tác bị xì phèn hay hiện tượng mặn xâm nhập nhiều làm đất nhiễm mặn ngày càng trầm trọng. Với vật liệu ban đầu là giống lúa mùa Nàng Thơm Chợ Đào (NTCĐ) thu thập tại Cần Đước, Long An - bằng cách xử lý 1.000 hạt vào giai đoạn hạt nảy mầm ở nhiệt độ 500C trong suốt thời gian 5 phút, với mục đích gây sốc nhiệt nhằm tạo ra những biến đổi nhất định trên hạt lúa. Những hạt đã xử lý (Mo) được trồng và chọn dòng từ thế hệ M1 đến M5 trong nhà lưới trong điều kiện thời gian ngày dài và ngày ngắn xen kẽ. Kết quả cho thấy xử lý nhiệt độ gây sốc nhiệt có tần số xuất hiện những biến đổi là 2‰, chiều dài hạt thay đổi so với giống gốc (tăng 0,1 - 0,2 mm). Tổng cộng 4 dòng lúa mới được chọn, mất quang kỳ, có thời gian sinh trưởng ngắn (<110 ngày) năng suất cao (6,0 – 6,4 tấn/ha so với đối chứng 4,8 tấn/ha) trong điều kiện nhà lưới, chống chịu mặn giai đoạn mạ (9 - 12 dSm1) và vẫn giữ chất lượng gạo như giống NTCĐ gốc ở thế hệ M5. Các dòng này được tách thành 7 dòng ở thế hệ M6 và tiến hành đánh giá khả năng chịu phèn Al2(SO4)3 và phèn sắt Fe2O3, sau đó khảo nghiệm 2 vụ Đông Xuân 2016 – 2017; vụ Hè Thu 2017 với điều kiện đất canh tác nhiễm phèn ở xã Tân Thành, Mộc Hóa và Thị Xã Kiến Tường, tỉnh Long An. Kết quả cho thấy, dòng lúa LA15 và LA16 thể hiện tính chống chịu phèn khi canh tác ngoài đồng (cấp 1 vụ Đông Xuân và 3 ở vụ Hè Thu), gạo thơm, mềm cơm, hàm lượng amylose thấp (LA15 13,26%; LA16 13,07%); hàm lượng protein (LA15 6,62%; LA16 6,35%); năng suất thực tế >6 tấn/ha. Kết quả PCR với các mồi chuyên biệt cho thấy LA15 và LA16 có gen thơm đồng hợp lặn fgr. Quá trình chọn lọc mùi thơm của các dòng lúa mới có sử dụng marker phân tử protein liên kết với tính thơm với trọng khối 16kDA, cho hiệu quả chọn lọc cao và chính xác.
    • Luận án tiễn sĩ nông nghiệp
    • Chuyên ngành khoa học cây trồng
    • Tác giả: Nguyễn Phúc Hảo
    • Hướng dẫn: Pgs. Ts. Võ Công Thành
    • 157 Trang
    • File PDF-TRUE
    • Trường ĐH Cần Thơ 2020
    Link download
    http://nitroflare.com/view/0BBC9EBF33ACD03
    https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTM6cEZ3WGQHg04L1
     

Share This Page