Luận Văn Thạc Sĩ Nghiên Cứu Hiện Tượng Đa Hành Văn Tự Ở Các Bản In Phật Giáo Trong Phong Trào Chấn Hưng Phật Giáo

Discussion in 'Chuyên Ngành Hán Nôm' started by nhandanglv123, Aug 10, 2019.

  1. nhandanglv123

    nhandanglv123 Moderator

    [​IMG]
    Nghiên Cứu Hiện Tượng Đa Hành Văn Tự Ở Các Bản In Phật Giáo Trong Phong Trào Chấn Hưng Phật Giáo Miền Bắc Việt Nam (1924 - 1954)
    Có một hiện tượng ngữ văn đáng lưu ý trong kho sách Hán Nôm Việt Nam nói chung và các văn bản in Phật giáo nói riêng là việc ở cùng một văn bản tồn tại không chỉ một mà là hai hoặc ba loại hình văn tự, trong đó các loại văn tự tồn tại song song và cùng truyền tải một nội dung ý nghĩa. Thường gặp nhất là hiện tượng tồn tại hai loại chữ Hán + chữ Nôm; ngoài ra có thể kể tới các trường hợp tồn tại hai loại chữ Hán + chữ Quốc ngữ, chữ Nôm + chữ Quốc ngữ; thậm chí có thể tồn tại ba loại chữ Hán + chữ Nôm + chữ Quốc ngữ. Lịch sử ngữ văn cổ điển Việt Nam cho thấy, ban đầu là những văn bản thuần tuý chữ Hán, sau đó đến giai đoạn tồn tại “song hành văn tự” và “tam hành văn tự” chữ Hán + chữ Nôm + chữ Quốc ngữ cùng ghi một nội dung văn bản. Những trường hợp “song hành” hoặc “tam hành” văn tự như thế, chúng tôi tạm gọi là “đa hành văn tự”.
    • Luận văn thạc sĩ ngôn ngữ
    • Chuyên ngành Hán Nôm
    • Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Tuấn Cường
    • Tác giả: Nguyễn Đình Hưng
    • Số trang: 100
    • Kiểu file: PDF
    • Ngôn ngữ: Tiếng Việt
    • Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn 2017
    Link Download
    http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/63501
    https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTM6cEZ3WGQHg04L1
     

Share This Page