Luận Án Tiến Sĩ Nghiên Cứu Khả Năng Giảm Đạm, Lân Của Mồm Mỡ (Hymenachne Acutigluma) Trong Nước Thải Ao Nuôi

Discussion in 'Chuyên Ngành Môi Trường Đất & Nước' started by quanh.bv, Jun 16, 2019.

  1. quanh.bv

    quanh.bv Administrator Quản Trị Viên

    [​IMG]
    Nghiên Cứu Khả Năng Giảm Đạm, Lân Của Mồm Mỡ (Hymenachne Acutigluma) Trong Nước Thải Ao Nuôi Thâm Canh Cá Tra
    Đồng bằng sông Cửu Long là vùng nuôi cá Tra (Pangasianodon hypophthalmus) trọng điểm ở Việt Nam. Lượng nước thải của ao nuôi cá Tra trung bình là 9133,3 m3/tấn cá, tương ứng với lượng đạm (N) và lân (P) thải ra là 36,5 kg N và 9,1 kg P/tấn cá và hầu hết không được xử lý trước khi thải ra môi trường. Luận án này nghiên cứu khả năng giảm đạm, lân của cỏ Mồm mỡ (Hymenachne acutigluma) trong nước thải ao nuôi thâm canh cá Tra nhằm làm cơ sở cho việc ứng dụng cỏ Mồm mỡ vào hệ thống đất ngập nước kiến tạo (ĐNNKT) xử lý nước thải. Nội dung nghiên cứu của luận án là (i) đánh giá nhu cầu N, P và các tỷ lệ nồng độ N:p và tỷ lệ dạng N vô cơ hòa tan NH4+-N:NO3--N (4:0, 3:1, 1:1, 3:1 và 0:4) thích hợp cho sinh trưởng của cỏ Mồm mỡ được thực hiện trong điều kiện nhà lưới. Các thí nghiệm ngoài đồng được triển khai nhằm (ii) đánh giá ảnh hưởng mật độ trồng (10, 20, 30 và 40 chồi/m2) đến sinh trưởng và hấp thu N và P trong nước thải ao nuôi cá Tra; (iii) đánh giá tính khả thi của hệ thống ĐNNKT chảy mặt kết hợp với cỏ Mồm mỡ vận hành nạp nước theo mẽ và liên tục xử lý nước thải ao nuôi cá Tra.
    • Luận án tiến sĩ Môi trường
    • Chuyên ngành Môi trường Đất và Nước
    • Người hướng dẫn khoa học: PGs. Ts. Ngô Thụy Diễm Trang và Gs. Ts. Hans Brix
    • Tác giả: Lê Diễm Kiều
    • Số trang: 221
    • Kiểu file: PDF
    • Ngôn ngữ: Tiếng Việt
    • Đại học Cần Thơ 2019
    Link Download
    http://luanvan.moet.edu.vn/?page=1.9&view=32955
    https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTM6cEZ3WGQHg04L1
     

Share This Page