Đồ Án Tốt Nghiệp Nghiên Cứu Khả Năng Hấp Phụ Dầu Khoáng Của Vỏ Sầu Riêng Bổ Sung Acid Béo

Discussion in 'Quản Lý Tài nguyên & Môi Trường' started by nhandanglv123, Dec 9, 2019.

  1. nhandanglv123

    nhandanglv123 Moderator

    [​IMG]
    Nghiên Cứu Khả Năng Hấp Phụ Dầu Khoáng Của Vỏ Sầu Riêng Bổ Sung Acid Béo
    Vỏ sầu riêng, một loại phế phẩm nông nghiệp, được bổ sung acid béo nhằm tăng các thành phần ưa dầu và hạn chế khả năng ưa nước, sử dụng để làm vật liệu hấp phụ để loại bỏ dầu trong nước. Cấu trúc và hình thái bề mặt của vật liệu được xác định dưới kính hiển vi với độ phóng đại 1,3×10 lần. Các kết quả khảo sát, so sánh khả năng hấp phụ dầu của VSR trước (VSR–M) và sau khi bổ sung acid béo (VSR–AS) cho thấy khả năng hấp phụ dầu của VSR–M (0,4604g/g) được cải thiện hơn nhiều so với vật liệu VSR–M (0,2340g/g). Một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hấp phụ như lượng dầu trước hấp phụ, kích thước vật liệu, thời gian hấp phụ, pH của dung dịch và dung lượng hấp phụ cực đại cũng được khảo sát. Kết quả thu được như sau: lượng dầu trước hấp phụ tối ưu 0,5ml; kích thước hạt vật liệu từ 0,15–0,3mm; thời gian hấp phụ tối ưu 20 phút; pH của dung dịch trong khoảng 6,5–9,3 và dung lượng hấp phụ cực đại là 0,4604g/g, các thí nghiệm được thực hiện ở nhiệt độ phòng thí nghiệm với độ ẩm của vật liệu là 5%.
    • Đồ án tốt nghiệp
    • Chuyên ngành Quản lý môi trường
    • Người hướng dẫn: PGS. TS. Thái Văn Nam TS. Nguyễn Thị Thanh Phượng
    • Tác giả: Trịnh Trọng Nguyễn
    • Số trang: 115
    • Kiểu file: PDF
    • Ngôn ngữ: Tiếng Việt
    • Đại Học Công Nghệ TP. Hồ Chí Minh 2015
    Link Download
    http://data.lib.hutech.edu.vn/Bookdetails.aspx?id=118992
    https://drive.google.com/uc?id=10tq4DBjARO4CX4ZxowwYRCgNHy8PLAp3
    https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTM6cEZ3WGQHg04L1
     

Share This Page