Luận Văn Thạc Sĩ Nghiên Cứu Khả Năng Rửa Đất Nhiễm Chất Độc Dacam-Dioxin Tại Sân Bay Biên Hòa

Discussion in 'Chuyên Ngành Hóa Môi Trường' started by nhandang123, Jul 7, 2017.

  1. nhandang123

    nhandang123 Guest

    [​IMG]
    Nghiên Cứu Khả Năng Rửa Đất Nhiễm Chất Độc Dacam-Dioxin Tại Sân Bay Biên Hòa Bằng Phương Pháp Sử Dụng Chất Hoạt Động Bề Mặt
    Trong cuộc chiến tranh tại Việt Nam, quân đội Mỹ đã sử dụng các chất diệt cỏ trong một chiến dịch kéo dài từ năm 1961 đến 1971 và đã phun rải gần 80 triệu lít chất diệt cỏ xuống miền Nam Việt Nam, trong đó khoảng 61% là chất dacam. Dioxin là một chất cực độc có mặt trong chất dacam và thế giới đã chứng minh sự có mặt dioxin trong môi trường xung quanh các căn cứ cũ của Mỹ tại Việt Nam. Hầu hết các chất diệt cỏ, phát quang bị phân hủy theo thời gian sau khi phun rải. Riêng chất dioxin có độc tính cao nhất trong các chất mà con người có thể chế tạo ra đến nay, thời gian phân hủy chậm, ước tính từ 15-20 năm, cho nên chúng tồn lưu rất lâu trong môi trường đất, nước và có thể cả trong cơ thể con người. Dioxin không hòa tan trong nước, độ hòa tan ước tính là 2.10-4 ppm nên chủ yếu lắng đọng dần xuống đáy của môi trường nước và tồn tại lâu dài trong lớp trầm tích. Thời gian bán phân hủy trong điều kiện kị khí có thể đến 100 năm, chính vì vậy ô nhiễm dioxin trong đất và bùn trầm tích được quan tâm nhiều nhất.
    • Luận văn thạc sĩ Khoa học
    • Chuyên ngành Hóa môi trường
    • Người hướng dẫn khoa học: TS. Trần Đình Trinh, TS. Lâm Vĩnh Ánh
    • Tác giả: Phạm Thị Hoa
    • Số trang: 82
    • Ngôn ngữ: Tiếng Việt
    • Đại học quốc gia Hà Nội 2016
    Link Download
    http://dlib.vnu.edu.vn/iii/cpro/DigitalItemViewPage.external?lang=vie&sp=1066924
    https://drive.google.com/uc?id=1mE9o1YjP5MCpowYk2p-BkvnOEmEurORo
    https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTM6cEZ3WGQHg04L1
     
    Last edited by a moderator: Dec 1, 2019

Share This Page