Luận Văn Thạc Sĩ Nghiên Cứu Khả Năng Sinh Trưởng, Phát Triển Của Một Số Dòng, Giống Đậu Tương Vụ Xuân Và Hè

Discussion in 'Chuyên Ngành Nông Lâm' started by quanh.bv, Jul 8, 2017.

  1. quanh.bv

    quanh.bv Guest

    [​IMG]
    Nghiên Cứu Khả Năng Sinh Trưởng, Phát Triển Của Một Số Dòng, Giống Đậu Tương Vụ Xuân Và Hè Tại Huyện Trấn Yên - Tỉnh Yên Bái
    Đậu tương (Glycine max (L) Merr) còn gọi là cây đậu nành là một cây công nghiệp ngắn ngày có giá trị kinh tế cao. Khó có thể tìm thấy một loại cây trồng nào có tác dụng nhiều mặt như ở cây đậu tương: cung cấp thực phẩm cho con người, thức ăn cho gia súc, là nguyên liệu cho công nghiệp và cây làm tốt đất. Từ 5000 năm lại đây châu Á đã coi cây đậu tương là “cây vào hàng cốc ngọc thực nuôi sống con người” và là nguồn cung cấp protein quan trọng nhất (Ngô Thế Dân và Cs, 1999)
    Hạt đậu tương có thành phần dinh dưỡng cao, hàm lượng protein trung bình khoảng từ 38 – 40%, lipít 18 – 20%, giàu nguồn sinh tố và muối khoáng. Đậu tương là loại hạt duy nhất mà giá trị của nó được đánh giá đồng thời cả protein và lipit. Protein của đậu tương có phẩm chất tốt nhất trong số các protein của thực vật cao hơn cả ở cá, thịt và cao hơn gấp hai lần hàm lượng protein có trong các loại đỗ khác, trong hạt đậu tương có rất nhiều loại vitamin như: vitamin B1, B2, PP, A, D, C. Chính vì vậy, từ hạt đậu tương người ta đã chế biến ra hàng trăm loại thức ăn khác ăn khác nhau có giá trị dinh dưỡng cao như: đậu phụ, bột, tương, xì dầu, thịt nhân tạo … (Phạm Văn Thiều, 2006)
    • Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
    • Chuyên ngành Trồng trọt
    • Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Luân Thị Đẹp
    • Tác giả: Nguyễn Tuấn Anh
    • Số trang: 105
    • Kiểu file: PDF
    • Ngôn ngữ: Tiếng Việt
    • Đại học Thái Nguyên 2010
    Link Download
    http://tailieudientu.lrc.tnu.edu.vn...-he-tai-huyen-tran-yen-tinh-yen-bai-4952.html
    https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTM6cEZ3WGQHg04L1
     

Share This Page