Luận Văn Thạc Sĩ Nghiên Cứu Khả Năng Sinh Trưởng, Phát Triển Một Số Dòng, Giống Dong Riềng Tại Huyện Tam Đường

Discussion in 'Chuyên Ngành Khoa Học Cây Trồng' started by nhandanglv123, Jul 15, 2018.

  1. nhandanglv123

    nhandanglv123 Moderator

    [​IMG]
    Nghiên Cứu Khả Năng Sinh Trưởng, Phát Triển Một Số Dòng, Giống Dong Riềng Tại Huyện Tam Đường - Tỉnh Lai Châu
    Cây dong riềng có tên khoa học là (Canna edulis Ker), thuộc nhóm cây nông nghiệp có nguồn gốc phát sinh ở Nam Mỹ, ngày nay được trồng rộng rãi ở các nước nhiệt đới và á nhiệt đới trên thế giới. Ở Việt Nam cây dong riềng được người Pháp giới thiệu và đưa vào trồng từ đầu thế kỷ 19 (Trương Văn Hộ và cs, 1993) [5], dong riềng là cây dài ngày có khả năng sinh trưởng phát triển mạnh, và thích ứng rộng, trồng được trên nhiều loại đất kể cả các vùng đất nghèo dinh dưỡng, có khả năng chống chịu tốt với điều kiện bất thuận đặc biệt là chịu hạn.Thời vụ thích hợp nhất nên trồng từ tháng 2 đến tháng 5 (5/ 2 đến 5/3); trồng sau 6-8 tháng, có thể thu hoạch để lấy củ tươi; sau10- 12 tháng, có thể thu hoạch để chế biến tinh bột; năng suất củ tươi có thể đạt từ 45 - 60 tấn/ha, hàm lượng tinh bột 13,36- 16,4% (Nguyễn Thiếu Hùng, 2012) [11]. Do có hàm lượng tinh bột cao nên củ dong riềng thường được dùng để chế biến tinh bột, chăn nuôi gia súc, đặc biệt là được sử dụng để làm miến dong, bánh đa, bánh mì, bánh bao, kẹo,… Ngoài ra, thân, lá dong riềng còn dùng cho chăn nuôi gia súc nên góp phần tận dụng thúc đẩy chăn nuôi phát triển.
    • Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
    • Chuyên ngành Khoa học cây trồng
    • Người hướng dẫn khoa học: TS. Lê Sỹ Lợi
    • Tác giả: Tô Đình Lực
    • Số trang: 111
    • Kiểu file: PDF
    • Ngôn ngữ: Tiếng Việt
    • Đại học Thái Nguyên 2015
    Link Download
    http://thuvien.tuaf.edu.vn/chitiet.aspx?item_id=8192
    https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTM6cEZ3WGQHg04L1
     

Share This Page