Luận Văn Thạc Sĩ Nghiên Cứu Khả Năng Tự Phân Hủy Của Polyme Phế Thải Trong Sự Có Mặt Của Một Số Kim Loại Chuyển Tiếp

Discussion in 'Chuyên Ngành Hóa Hữu Cơ' started by nhandang123, Dec 15, 2016.

  1. nhandang123

    nhandang123 Guest

    [​IMG]
    Nghiên Cứu Khả Năng Tự Phân Hủy Của Polyme Phế Thải Trong Sự Có Mặt Của Một Số Kim Loại Chuyển Tiếp (Fe, Mn, Co)
    Nhựa tổng hợp đã trở thành một loại vật liệu quan trọng từ những năm 40 của thế kỷ trước và sau này vật liệu nhựa đã dần thay thế các vật liệu truyền thống trong nhiều ứng dụng như thủy tinh, gỗ, vật liệu xây dựng và thay thế cả kim loại trong các ứng dụng môi trường, thương mại, công nghiệp và dân dụng. Các ứng dụng của nhựa trong đời sống không ngừng lan rộng do những tính năng ưu việt của chúng như bền, nhẹ, chịu nước và ổn định trong môi trường. Nhựa tổng hợp nói chung và các poliolefin nói riêng là các vật liệu rất khó phân hủy trong môi trường. Các phụ gia ổn định cho polyme trong quá trình gia công và sử dụng đã làm giảm mạnh tốc độ của quá trình phân hủy. Ngoài ra, mức độ phân nhánh cao của các mắt xích trên mạch ngăn cản quá trình phân hủy bởi vi sinh vật. Một yếu tố nữa khiến quá trình phân hủy sinh học chậm trễ của chất dẻo là sự hạn chế về khả năng hòa tan trong nước của nó. Kích thước của đại phân tử polyme là rất lớn, nên các vi sinh vật không thể chuyển trực tiếp nó vào trong các tế bào.
    • Luận văn thạc sĩ hóa học
    • Chuyên ngành Hóa hữu cơ
    • Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thanh Tùng
    • Tác giả: Phạm Thị Thu Trang
    • Số trang: 80
    • Ngôn ngữ: Tiếng Việt
    • Đại học Quốc gia Hà Nội 2016
    Link Download
    http://dlib.vnu.edu.vn/iii/cpro/DigitalItemViewPage.external?lang=vie&sp=1066323
    https://drive.google.com/uc?id=1qWUJKD4fsCP8_q8Kw9Ph18f0h3MLh6JT
    https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTM6cEZ3WGQHg04L1
     
    Last edited by a moderator: Nov 26, 2019

Share This Page