Cuối thế kỉ XIX, Việt Nam bước vào một cuộc giao lưu lớn với văn hóa phương Tây, mà đại diện là văn hóa Pháp. Hệ tư tưởng Nho giáo mất dần vị trí độc tôn để nhường ngôi cho những tư tưởng tiến bộ, văn minh hơn. Chính vào thời điểm này, đời sống xã hội văn hóa nước ta có nhiều biến đổi lớn. Đặc biệt, văn chương cũng lĩnh hội được những tư tưởng mới mẻ. Các công trình nghiên cứu lịch sử hình thành báo chí ở Việt Nam cho thấy nghề báo xuất hiện sớm ở Nam Bộ với một số tờ báo tên tuổi như: Gia Định báo, Nông cổ mín đàm, Phụ nữ tân văn, Công luận báo… Báo chí thời kì này ngoài việc đưa tin tức chính trị xã hội, còn góp phần quan trọng trong việc phổ biến chữ Quốc ngữ vào đời sống một cách thông dụng và hiệu quả nhất. Đặc biệt, báo chí là diễn đàn quan trọng để các tác giả bày tỏ, tranh luận những quan niệm sáng tác văn chương, đăng tải các tác phẩm mới đáp ứng thị hiếu của độc giả. Luận văn thạc sĩ ngữ văn Chuyên ngành Văn học Việt Nam Người hướng dẫn: PGS.TS. Võ Văn Nhơn Tác giả: Bùi Thanh Vân Số trang: 205 File PDF-TRUE Ngôn ngữ: Tiếng Việt Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia TP. HCM 2014 Link Download https://drive.google.com/file/d/1dL9CGWoZv2g6hbCtSvXcmCxpPEm7Z5xQhttps://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTM6cEZ3WGQHg04L1