Luận Án Tiến Sĩ Nghiên Cứu Mô Hình Tổ Chức Và Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Công Ty Tài Chính Ở Việt Nam

Discussion in 'Chuyên Ngành Quản Lý Kinh Tế' started by quanh.bv, Apr 21, 2016.

  1. quanh.bv

    quanh.bv Guest

    [​IMG]
    Nghiên Cứu Mô Hình Tổ Chức Và Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Công Ty Tài Chính Ở Việt Nam
    Công ty Tài chính (CTTC) đã và đang tồn tại ở các nước phát triển và đang phát triển trên thế giới. Tuy có một số điểm chung nhưng mô hình CTTC cũng có những điểm khác biệt giữa các nước và các thời kỳ khác nhau. Khuôn khổ pháp lý và sự hoạt động thực tiễn của các CTTC tạo nên những mô hình CTTC khác nhau giữa các nước. Sự ra đời của CTTC tại Việt Nam có vai trò và ý nghĩa quan trọng đối với phát triển kinh tế thị trường hiện đại ở Việt Nam. Tuy còn khá mới mẻ nhưng các CTTC đang cạnh tranh với các ngân hàng thương mại (NHTM) và tạo nên sự đa dạng, bổ trợ lẫn nhau, góp phần tạo nên sự sôi động của thị trường tài chính, cho hệ thống các tổ chức tín dụng trung gian, góp phần tạo nên những luồng vốn linh hoạt và thêm nhiều sự lựa chọn cho các doanh nghiệp và cá nhân. Tuy nhiên, thực hiện các cam kết của Việt Nam với Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), các CTTC sẽ phải đối mặt với cạnh tranh từ các CTTC nói riêng và các tổ chức tín dụng (TCTD) nói chung trên thế giới đang mong muốn thâm nhập vào thị trường Việt Nam. Bên cạnh đó, với những diễn biến trong và hậu giai đoạn khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu thời gian qua, đã xuất hiện và hình thành những trật tự mới, đã làm thay đổi cấu trúc, vị trí và vai trò của hệ thống các tổ chức tài chính ở Việt Nam cũng như thế giới. Những tồn tại, khiếm khuyết đã được bộc lộ một cách tự nhiên, trong đó có CTTC mà đặc biệt là các CTTC do tập đoàn/tổng công ty sở hữu 100% vốn hoặc góp vốn sáng lập. Nhìn lại cả chặng đường 17 năm ra đời và tồn tại các CTTC ở Việt Nam, có thể nói đóng góp hay ưu điểm lớn nhất của các CTTC là góp phần nhất định vào việc tạo lập thị trường tài chính cạnh tranh sôi động hơn, đa dạng hơn. Tuy nhiên, những hạn chế, yếu kém thì cũng không ít.
    Xét về mặt mô hình tổ chức, do CTTC vừa là đơn vị thành viên của tập đoàn/tổng công ty, vừa chịu sự quản lý chuyên ngành của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) nên việc kiểm tra, giám sát đối với hoạt động của các CTTC chưa thật chặt chẽ xét ở góc độ CTTC là một TCTD. Bên cạnh đó, tình trạng “vừa đá bóng vừa thổi còi” còn tồn tại do các thành viên Hội đồng quản trị (HĐQT) hoặc Hội đồng thành viên (HĐTV) vừa là lãnh đạo tập đoàn/tổng công ty vừa tham gia HĐQT hoặc HĐTV CTTC. Các CTTC, đặc biệt là CTTC do tập đoàn/tổng công ty sở hữu 100% vốn đã bộc lộ những yếu kém toàn diện. Với lĩnh vực nhiều nhạy cảm và đặc thù về kinh doanh vốn như các CTTC thì mức độ ảnh hưởng còn nghiêm trọng hơn vì còn liên quan đến vốn huy động, vốn nhận ủy thác từ các tổ chức và cá nhân trên thị trường vốn.
    • Luận án tiến sĩ kinh tế,
    • Chuyên ngành Quản lý kinh tế
    • Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Lê Xuân Bá
    • Tác giả: Nguyễn Thị Hương Lan
    • 168 Trang
    • Kiểu file: PDF
    • Ngôn ngữ: Tiếng Việt
    • Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung Ương 2015
    Link Download
    http://luanvan.moet.edu.vn/?page=1.10&view=25895
    https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTM6cEZ3WGQHg04L1
     
    Last edited by a moderator: May 6, 2020

Share This Page