Luận Văn Tốt Nghiệp Nghiên Cứu Môi Trường Thích Hợp Để Nhân Nhanh Giống Sâm Nam Núi Dành Bằng Phương Pháp In Vitro

Discussion in 'Chuyên Ngành Công Nghệ Sinh Học' started by KeganKi, Sep 11, 2018.

  1. KeganKi

    KeganKi Member

    [​IMG]
    Nghiên Cứu Môi Trường Thích Hợp Để Nhân Nhanh Giống Sâm Nam Núi Dành Bằng Phương Pháp In Vitro
    Trong dân gian, Sâm là tên gọi khái quát chỉ một số loài cây mà củ và rễ được sử dụng làm thuốc từ rất lâu đời tại nhiều nước châu Á. Chính vì vậy, có rất nhiều loài sâm thuộc nhiều chi, họ khác nhau nhưng chủ yếu là các loài thuộc chi Sâm (Panax). Rất nhiều loại củ sâm có hình dáng hao hao giống hình người, đặc biệt là nhân sâm, do đó một số vị thuốc khác không thuộc chi, họ sâm nhưng có hình dáng củ tương tự cũng thường được gọi là sâm. Thêm vào đó, sâm là một vị thuốc bổ nên nhiều vị thuốc khác có tác dụng bổ cũng được gọi là sâm hoặc gắn với chữ sâm. Ở Việt Nam có nhiều loại thảo dược có tên sâm được sử dụng từ rất lâu đời nhưng với công dụng khác nhau. Sâm Nam Núi Dành - một loại sâm quý là sản vật tiến vua trong các triều đại phong kiến xưa, hiện đang được nhân dân trong vùng thường dùng trong các bài thuốc dân gian có thể chữa được rất nhiều bệnh. Trong sách “Đại Nam nhất thống chí” có ghi: “Tên nỏ sản xuất tại Yên Thế. Cát sâm sẵn ở đỉnh núi Chung Sơn…”. Núi Chung Sơn được nhắc tới đó là núi Dành thuộc 2 xã Việt Lập và Liên Chung, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang. Ngoài tên Sâm Nam Núi Dành, cây sâm này còn có tên gọi khác là Cát sâm hay Sâm Bảo Sơn (Kim Sa, 2012).
    • Luận văn tốt nghiệp sinh học
    • Chuyên ngành Công nghệ sinh học
    • Người hướng dẫn khoa học: TS. Phạm Bằng Phương, TS. Đồng Thị Kim Cúc
    • Tác giả: Ngọ Mạnh Hùng
    • Số trang: 60
    • Kiểu file: PDF
    • Ngôn ngữ: Tiếng Việt
    • Đại học Thái Nguyên 2017
    Link Download
    http://thuvien.tuaf.edu.vn/chitiet.aspx?item_id=12815
    https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTM6cEZ3WGQHg04L1
     
    Last edited by a moderator: Sep 12, 2018

Share This Page