Luận Án Tiến Sĩ Nghiên Cứu Một Số Cơ Sở Khoa Học Để Bảo Tồn Loài Dẻ Tùng Sọc Trắng Hẹp

Discussion in 'Chuyên Ngành Lâm Sinh' started by quanh.bv, May 24, 2023.

  1. quanh.bv

    quanh.bv Administrator Quản Trị Viên

    upload_2023-5-24_3-5-18.png
    Nghiên Cứu Một Số Cơ Sở Khoa Học Để Bảo Tồn Loài Dẻ Tùng Sọc Trắng Hẹp (Amentotaxus Argotaenia (Hance) Pilg.) Tại 2 Tỉnh Sơn La Và Hòa Bình
    1.1. Kết quả nghiên cứu bổ sung một số đặc điểm sinh học và lâm học cây Dẻ tùng sọc trắng hẹp tại 2 tỉnh Sơn La và Hòa Bình
    Dẻ tùng sọc trắng hẹp thường mọc rải rác trên các khu rừng kín thường xanh hỗn giao cây lá rộng và cây lá kim có độ cao từ 1000-1600m, độ dốc từ 180-350, nhiệt độ trung bình đạt 190c -250c, độ tàn che từ 0,3-0,6. Các loài có quan hệ tương hỗ với cây Dẻ tùng sọc trắng hẹp gồm Trai lý, Re hương, Bứa lá dài, Xoan nhừ, Mạy châu, Vối thuốc, Dẻ đấu vẩy, Thích núi đá, Kháo lá dài, Mạ sưa, Đỉnh tùng, Dẻ cuống…
    1.2. Đa dạng di truyền quần thể Dẻ tùng sọc trắng hẹp
    Mức độ đa dạng di truyền của 3 quần thể tương đối thấp và ít có sự giao thoa di truyền giữa các cá thể trong quần thể. Trong 3 quần thể, quần thể Hang Kia có mức độ đa dạng di truyền cao nhất và quần thể Pà Cò có mức độ đa dạng di truyền thấp nhất.
    • Luận án tiến sĩ lâm nghiệp
    • Chuyên ngành Lâm sinh
    • Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Vũ Quang Nam; TS. Trần Hồ Quang
    • Tác giả: Phan Thị Thanh Huyền
    • Số trang: 230
    • Kiểu file: DOC
    • Ngôn ngữ: Tiếng Việt
    • Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam 2023
    Link Download
    http://luanvan.moet.edu.vn/?page=1.32&view=41540
    https://drive.google.com/file/d/16S_RL9nrW_onjsdwXJQbtdO0Q5e7AZCV
    https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTM6cEZ3WGQHg04L1
     

Share This Page