Luận Án Tiến Sĩ Nghiên Cứu Một Số Đặc Trưng Cơ Bản Và Đề Xuất Biện Pháp Bảo Tồn, Phát Triển Bền Vững Thảm Thực Vật

Discussion in 'Chuyên Ngành Sinh Thái Học' started by quanh.bv, Feb 4, 2020.

  1. quanh.bv

    quanh.bv Administrator Quản Trị Viên

    [​IMG]
    Nghiên Cứu Một Số Đặc Trưng Cơ Bản Và Đề Xuất Biện Pháp Bảo Tồn, Phát Triển Bền Vững Thảm Thực Vật Trên Núi Đá Vôi Ở Khu Vực Thành Phố Cẩm Phả, Tỉnh Quảng Ninh
    Đề tài đã làm rõ đặc trưng của thảm thực vật ở các vị trí khác nhau trên núi đá vôi thành phố Cẩm Phả tỉnh Quảng Ninh:Thảm thực vật ở thung lũng núi đá vôi sinh trưởng và phát triển tốt, có những loài cây gỗ cao từ 10-15 m, đường kính 15-25 cm, độ che phủ đạt 80%; Thảm thực vật ở chân núi đá vôi thường có các cây dây leo phát triển mạnh, cây thân gỗ cao 15-25 m rất ít, độ che phủ đạt 70%; Thảm thực vật ở sườn vách núi đá vôi có độ che phủ đạt 30%, chủ yếu là cây bụi thấp và cây gỗ nhỏ.
    2. Đề tài đã phát hiện được 608 loài trên núi đá vôi khu vực thành phố Cẩm Phả, thuộc 370 chi, 118 họ, 5 ngành thực vật bậc cao có mạch. Trong đó, có 12 loài đặc hữu hẹp (chỉ gặp trên các đảo Cát Bà, Hạ Long và Cẩm Phả) và 4 loài đặc hữu của vùng Đông Bắc Việt Nam, có 27 loài thực vật quý hiếm.
    3. Thảm thực vật trên núi đá vôi thành phố Cẩm Phả có nhóm dạng sống cơ bản. Công thức dạng sống (Life form formula) của thảm thực vật núi đá vôi thành phố Cẩm Phả: SB = 28Me+ 10Mi + 8Na + 8Ep + 12Lp + 12Hm + 11Ch + 7Cr + 4Th.
    • Luận án tiến sĩ sinh học
    • Chuyên ngành Sinh thái học
    • Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thế Hưng, PGS.TS. Lê Ngọc Công
    • Tác giả: Hoàng Văn Hải
    • Số trang: 266
    • Kiểu file: PDF
    • Ngôn ngữ: Tiếng Việt
    • Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên 2018
    Link Download
    http://luanvan.moet.edu.vn/?page=1.13&view=33929
    https://drive.google.com/uc?id=1hGDJeNd4DaS26s4ommLyKHIDpg7Gw3mC
    https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTM6cEZ3WGQHg04L1
     

Share This Page