Luận Văn Tốt Nghiệp Nghiên Cứu Một Số Kỹ Thuật Trong Gieo Ươm Loài Cây Sa Mộc Dầu (Cunninghamia Konishi Hayata)

Discussion in 'Chuyên Ngành Nông Lâm' started by nhandanglv123, Aug 3, 2018.

  1. nhandanglv123

    nhandanglv123 Moderator

    [​IMG]
    Nghiên Cứu Một Số Kỹ Thuật Trong Gieo Ươm Loài Cây Sa Mộc Dầu (Cunninghamia Konishi Hayata) Tại Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên
    Việc tạo giống là một công việc rất quan trọng đối với ngành lâm nghiệp. Để phục vụ xây dựng và tái thiết những khu cảnh quan môi trường phục vụ đời sống con người thì việc tạo giống là một khâu hết sức cần thiết. Để phục vụ cho công tác trồng rừng, tạo rừng có hiệu quả ngoài vấn đề thời gian, tiền vốn, nhân lực thì vấn đề nguồn giống là khâu rất quan trọng. Có rất nhiều phương pháp nhân giống cung cấp cho trồng rừng, phương pháp nhân giống bằng hạt là một trong những phương pháp có hiệu quả. Phương pháp nhân giống từ hạt đã được áp dụng ở Việt Nam từ rất lâu đời, và đạt được những thành công nhất định trong nghiên cứu. Cây sa mộc dầu (Cunninghamia konishii Hayata), họ: Bụt mọc (Taxodiaceae) phân bố chủ yếu ở khu vực núi cao từ 1200-1600 m hỗn giao với pơ mu và cây lá rộng thường xanh ở trên các giông núi tạo thành tầng nhô. Ở Việt Nam, Sa mộc dầu phân bố ở Hà Giang (Tây Côn Lĩnh), Sơn La (Xuân Nha), Nghệ An (Quế Phong; Quỳ Hợp; Con Cuông), Thanh Hóa (Xuân Liên). Trên thế giới loài này có ở Đài Loan, Trung Quốc (Phúc Kiến), Lào (Hủa Phăn) [2]. Đây là nguồn gen quý và độc đáo của Việt Nam. Loài thuộc yếu tố Đông Á.
    • Luận văn tốt nghiệp Lâm nghiệp
    • Chuyên ngành Lâm nghiệp
    • Người hướng dẫn khoa học: ThS. Lương Thị Anh, TS. Hồ Ngọc Sơn
    • Tác giả: Lường Thị Dân
    • Số trang: 54
    • Kiểu file: PDF
    • Ngôn ngữ: Tiếng Việt
    • Đại học Thái Nguyên 2015
    Link Download
    http://thuvien.tuaf.edu.vn/chitiet.aspx?item_id=8977
    https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTM6cEZ3WGQHg04L1
     

Share This Page