Nghiên Cứu Một Số Phương Pháp Trong Nhận Dạng Tiếng NóiNhận dạng tiếng nói là một quá trình nhận dạng mẫu, với mục đích là phân lớp (classify) thông tin đầu vào là tín hiệu tiếng nói thành một dãy tuần tự các mẫu đã được học trước đó và lưu trữ trong bộ nhớ. Các mẫu là các đơn vị nhận dạng, chúng có thể là các từ, hoặc các âm vị. Nếu các mẫu này là bất biến và không thay đổi thì công việc nhận dạng tiếng nói trở nên đơn giản bằng cách so sánh dữ liệu tiếng nói cần nhận dạng với các mẫu đã được học và lưu trữ trong bộ nhớ. Khó khăn cơ bản của nhận dạng tiếng nói đó là tiếng nói luôn biến thiên theo thời gian và có sự khác biệt lớn giữa tiếng nói của những người nói khác nhau, tốc độ nói, ngữ cảnh và môi trường âm học khác nhau. Một nhiệm vụ khó khăn đó là xác định những thông tin biến thiên nào của tiếng nói là quan trọng đối với nhận dạng tiếng nói và những thông tin nào là không quan trọng đối với công việc nhận dạng tiếng nói. Đây là một nhiệm vụ rất khó khăn mà ngay cả với các kỹ thuật xác suất thống kê mạnh cũng khó khăn trong việc tổng quát hóa từ các mẫu tiếng nói, những biến thiên quan trọng cần thiết trong nhận dạng tiếng nói. Luận văn thạc sĩ Kỹ thuật Chuyên ngành Kỹ thuật điện tử Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Lương Chi Mai Tác giả: Nguyễn Ngọc Toàn Số trang: 113 Kiểu file: PDF Ngôn ngữ: Tiếng Việt Đại học Thái Nguyên 2012 Link Download http://tailieudientu.lrc.tnu.edu.vn...ong-phap-trong-nhan-dang-tieng-noi-38651.htmlhttps://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTM6cEZ3WGQHg04L1