Nghiên Cứu Phương Pháp Bảo Vệ Bản Quyền Ảnh Số Và Ứng DụngMột trong những sự kiện công nghệ lớn của hai thập kỉ trước đó là sự thâm nhập của dữ liệu đa phương tiện vào mọi khía cạnh của đời sống. Dữ liệu số có thể lưu trữ dễ dàng với chất lượng cao, và nó có thể được xử lý trên máy tính một cách dễ dàng. Hơn thế nữa, dữ liệu số có thể được truyền một cách nhanh và rẻ thông qua mạng truyền thông mà không bị suy giảm chất lượng. “ Dữ liệu số đa phương tiện” có những lợi thế quan trọng như: bản sao của dữ liệu đa phương tiện (âm thanh số, hình ảnh, tín hiệu video …) không sai khác với bản gốc và dễ dàng chỉnh sửa, bản sao của dữ liệu đa phương tiện có tính “trung thực” cao (giống y hệt so với bản gốc). Cùng với sự phát triển của Internet quá trình phân phối các sản phẩm kỹ thuật số trở nên dễ dàng và nhanh chóng, nhưng chính điều đó lại làm cho “quyền sở hữu trí tuệ” (IPRIntellectual Property Right) bị đe dọa hơn bao giờ hết, bởi khả năng sao chép không bị giới hạn. Một trong những giải pháp được đưa ra để bảo vệ “quyền sở hữu trí tuệ” là để hạn chế truy cập dữ liệu bằng cách sử dụng một số kỹ thuật mã hóa.Tuy nhiên kỹ thuật mã hóa không cung cấp phương thức bảo vệ sản phẩm một cách “toàn diện”. Đồng thời, quá trình mã hóa và giải mã cũng gây ra những trở ngại trong quá trình phân phối và xử lý dữ liệu. Có một giải pháp tốt hơn cho vấn đề trên, đó là giấu những “dữ liệu về quyền sở hữu”(ownership data) vào trong các dữ liệu đa phương tiện, sau đó có thể trích xuất những dữ liệu này để chứng minh quyền sở hữu sản phẩm [E9]. Luận văn thạc sĩ Công nghệ thông tin Chuyên ngành Hệ thống thông tin Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Trịnh Nhật Tiến Tác giả: Lâm Mạnh Tuyên Số trang: 120 Kiểu file: PDF Ngôn ngữ: Tiếng Việt Đại học Quốc gia Hà Nội 2011 Link Download http://dlib.vnu.edu.vn/iii/cpro/DigitalItemViewPage.external?lang=vie&sp=1003176https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTM6cEZ3WGQHg04L1