Luận Án Tiến Sĩ Nghiên Cứu Rối Loạn Nhịp Tim Bằng Các Phương Pháp Thăm Dò Điện Tim Không Xâm Nhập Ở Bệnh Nhân

Discussion in 'Chuyên Ngành Tim Mạch' started by admin, Apr 15, 2016.

  1. admin

    admin Thư Viện Sách Việt Staff Member Quản Trị Viên

    [​IMG]
    Nghiên Cứu Rối Loạn Nhịp Tim Bằng Các Phương Pháp Thăm Dò Điện Tim Không Xâm Nhập Ở Bệnh Nhân Sau Phẫu Thuật Sửa Chữa Hoàn Toàn Tứ Chứng Fallot
    Tứ chứng Fallot là một trong những bệnh tim bẩm sinh có tím phổ biến, chiếm tỷ lệ 1/3500 trẻ em mới sinh, 7-10% các bệnh lý tim bẩm sinh [118]. Tứchứng Fallot đã được phẫu thuật triệt để lần đầu tiên từ năm 1954 bởi Lillehei [19]. Mặc dù phẫu thuật sửa chữa tứ chứng Fallot ngày càng hoàn thiện với tỷlệ sống còn trong 20 năm là trên 90% [36], nhưng với những tồn tại về bất thường huyết động và điện học đã làm gia tăng tỷ lệ tử vong bắt đầu sau 30 năm [115]. Theo một phân tích tỷ lệ sống còn cho thấy những bệnh nhân tứchứng Fallot sau phẫu thuật có tỷ lệ tử vong muộn tăng 25 năm sau phẫu thuậttừ 0,24% /năm lên 0,94% /năm. Theo khuyến cáo của ACC/AHA(2008) và Hội tim mạch học Việt Nam (2010), các bệnh nhân tứ chứng Fallot sau phẫu thuật sửa chữa hoàn toàn nên được theo dõi hằng năm với khám lâm sàng, điện tim, đánh giá chức năng thất phải, trắc nghiệm gắng sức và Holter điện tim định kỳ [2], [3], [123]. Trong nghiên cứu của tác giả Khairy và cộng sự(2010), tỷ lệ rối loạn nhịp thất chiếm tỷ lệ 14,6% và tỷ lệ cần đặt máy phá rung (ICD) là 10,4% đối với bệnh nhân tứ chứng Fallot sau phẫu thuật sửa chữa hoàn toàn [71]. Chính vì vậy, chúng ta cần phải phát hiện và dự báo các bệnh nhân có nguy cơ cao rối loạn nhịp tim, rối loạn nhịp thất để có biện pháp điều trị thích hợp. Theo nghiên cứu của tác giả Villafañe J và cộng sự (2013), cho thấy tỷ lệ rối loạn nhịp thất nguy hiểm chiếm tỷ lệ 10% và tỷ lệ đột tửchiếm tỷ lệ khoảng 0,2% ở bệnh nhân tứ chứng Fallot sau phẫu thuật sửa chữa hoàn toàn và nguyên nhân chính gây đột tử chính là cơn nhịp nhanh thất bền bĩ [118].
    • Luận án tiến sĩ y học
    • Chuyên ngành nội tim mạch
    • Tác giả: Đoàn Chí Thắng
    • Hướng dẫn: Nguyễn Cửu Long, Nguyễn Tá Đông
    • 166 Trang
    • File PDF
    • Trường ĐH Y Dược Huế 2014
    Link Download
    https://drive.google.com/uc?id=1gNhJKJALRR6n6wpSamxOMw-ytZ7bUiRn
    http://hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1005/2.DOANCHITHANG_noidung.pdf
    https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTM6cEZ3WGQHg04L1
     
    Last edited: Aug 20, 2019

Share This Page