Luận Án Tiến Sĩ Nghiên Cứu Sâu Bệnh, Cỏ Dại Trong Hệ Thống Trồng Xen Cây Mạch Môn (Ophiopogon japonicus Wall.)

Discussion in 'Chuyên Ngành Bảo Vệ Thực Vật' started by quanh.bv, Jul 2, 2016.

  1. quanh.bv

    quanh.bv Guest

    [​IMG]
    Nghiên Cứu Sâu Bệnh, Cỏ Dại Trong Hệ Thống Trồng Xen Cây Mạch Môn (Ophiopogon japonicus Wall.) Với Cây Trồng Khác Tại Tỉnh Phú Thọ
    1. Xác định được tác nhân gây bệnh thối nõn cây mạch môn là nấm Pythium helicoides Drechsler. Loài nấm đã được công bố gây bệnh trên một số cây trồng trên thế giới, nhưng đây là lần đầu tiên được phát hiện gây hại trên cây mạch môn ở Việt Nam.
    2. Đã nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của nấm P. helicoides Drechsler và thử nghiệm một số biện pháp sinh học và hóa học phòng trừ nấm bệnh trong phòng thí nghiệm để làm cơ sở nghiên cứu các biện pháp phòng trừ bệnh thối nõn cây mạch môn. Bước đầu thử nghiệm diện hẹp trên đồng ruộng một số chế phẩm sinh học và thuốc hóa học phòng trừ bệnh thối nõn cây mạch môn đã cho kết quả tốt. Các chế phẩm sinh học (nấm Trichoderma asperellum và Streptomyces misionensis, Streptomyces aureofaciens, Bacillus amyloliquefaciens) đạt hiệu quả ức chế sự phát triển của nấm bệnh trên 75%, các thuốc hóa học (Ridomil 72 MZ 0,2% và Viben - C 50 BTN 0,2%) có tác dụng ức chế sự phát triển của nấm bệnh đạt từ 93,3 – 100%.
    • Luận án tiến sĩ nông nghiệp,
    • Chuyên ngành Bảo vệ thực vật
    • Người hướng dẫn khoa học: GS.TS.Nguyễn Văn Tuất, TS. Nguyễn Đình Vinh
    • Tác giả: Nguyễn Thế Hinh
    • Số trang: 200
    • Kiểu file: PDF
    • Ngôn ngữ: Tiếng Việt
    • Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam 2014
    Link Download
    http://luanvan.moet.edu.vn/?page=1.32&view=17997

    https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTM6cEZ3WGQHg04L1
     
    Last edited by a moderator: Aug 15, 2017

Share This Page