Luận Án Tiến Sĩ Nghiên Cứu Sự Biến Động Của Vi Sinh Vật Có Ích Trong Đất Và Sâu Hại Chính Dưới Tác Động Của Bón Phân

Discussion in 'Chuyên Ngành Sinh Thái Học' started by quanh.bv, Mar 16, 2019.

  1. quanh.bv

    quanh.bv Administrator Quản Trị Viên

    [​IMG]
    Nghiên Cứu Sự Biến Động Của Vi Sinh Vật Có Ích Trong Đất Và Sâu Hại Chính Dưới Tác Động Của Bón Phân Hữu Cơ Vi Sinh Và Một Số Biện Pháp Kỹ Thuật Canh Tác Trên Giống Chè LDP1 Tại Phú Thọ
    1. Bón phân hữu cơ vi sinh làm tăng số lượng vi khuẩn tổng số, xạ khuẩn tổng số, tăng sự đa dạng của vi sinh vật đất như vi khuẩn, xạ khuẩn và nấm men sinh màng nhày và tăng chất lượng đất trồng chè. Ngoài ra, sử dụng phân hữu cơ vi sinh làm giảm số lượng rầy xanh và bọ trĩ trên cây chè.
    2. Sử dụng tế guột làm vật liệu tủ gốc (30 tấn/ha/năm) dẫn đến tăng số lượng vi khuẩn tổng số. Trong khi đó, sử dụng cành lá chè sau đốn làm vật liệu tủ gốc, số lượng xạ khuẩn và nấm tổng số cao hơn so với sử dụng tế guột để tủ gốc.
    3. Áp dụng phương thức hái chè bằng máy giúp tăng năng suất chè và giảm mật độ của một số sâu hại (rầy xanh, bọ trĩ và bọ xít muỗi) trên chè.
    4. Sử dụng cây che bóng trên nương chè góp phần làm giảm mật độ của một số sâu hại chè (rầy xanh, bọ trĩ và nhện đỏ). Ngoài ra, trồng cây che bóng cho chè góp phần làm tăng năng suất chè LDP1 từ 6,6-7,0%.
    • Luận án tiến sĩ sinh học
    • Chuyên ngành Sinh thái học
    • Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Nguyễn Văn Toàn, PGS. TS Lê Tất Khương
    • Tác giả: Vũ Ngọc Tú
    • Số trang: 184
    • Kiểu file: PDF
    • Ngôn ngữ: Tiếng Việt
    • Đại học Thái Nguyên 2019
    Link Download
    http://luanvan.moet.edu.vn/?page=1.13&view=32923
    https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTM6cEZ3WGQHg04L1
     

Share This Page