Luận Văn Thạc Sĩ Nghiên Cứu Sự Biến Thiên Một Số Chỉ Tiêu Hình Thái Hộp Sọ Của Loài Sóc Bụng Đỏ

Discussion in 'Chuyên Ngành Động Vật Học' started by nhandanglv123, Jul 30, 2019.

  1. nhandanglv123

    nhandanglv123 Moderator

    [​IMG]
    Nghiên Cứu Sự Biến Thiên Một Số Chỉ Tiêu Hình Thái Hộp Sọ Của Loài Sóc Bụng Đỏ - Callosciurus Erythraeus (Pallas, 1779) Ở Việt Nam
    Sóc là một trong những động vật mô hình trong nghiên cứu tập tính và sinh thái. Ngoại trừ sóc bay, phần lớn sóc hoạt động ban ngày và rất dễ quan sát. Sóc ăn thực vật, giúp phát tán thực vật, thụ phấn và đóng vai trò trong các dịch vụ sinh thái [53]. Sóc trên thế giới và ở Việt Nam gồm 3 dạng là Sóc bay, Sóc cây và Sóc đất, trong đó Sóc bụng đỏ Callosciurus erythraeus là một trong những đại diện phổ biến thuộc nhóm Sóc cây, phân bố rất rộng rãi [1, 2, 4, 5, 10, 11, 53]. Một số quan điểm cho rằng Sóc bụng đỏ ở Việt Nam gồm 4 phân loài [1, 4, 6, 10, 11]. Nhưng cũng có quan điểm cho rằng Sóc bụng đỏ ở Việt Nam gồm 5 phân loài [2, 18]. Hệ thống phân loại hiện nay vẫn chủ yếu dựa trên các đặc điểm hình thái ngoài. Những nghiên cứu về Sóc bụng đỏ còn rất hạn chế, chưa có nghiên cứu một cách có hệ thống sự biến dị về màu lông và đặc điểm hình thái sọ hay mối quan hệ giữa biến dị hình thái ngoài và biến dị hình thái sọ của loài Sóc bụng đỏ ở Việt Nam.
    • Luận văn thạc sĩ sinh học
    • Chuyên ngành Động vật học
    • Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Trường Sơn, GS. TS. Lê Vũ Khôi
    • Tác giả: Vũ Thùy Dương
    • Số trang: 74
    • Kiểu file: PDF
    • Ngôn ngữ: Tiếng Việt
    • Đại học Khoa Học Tự Nhiên 2018
    Link Download
    http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/62471
    https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTM6cEZ3WGQHg04L1
     

Share This Page